Categories: Mẹ và Bé

Tìm hiểu vấn đề tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi

Nhiều cha mẹ băn khoăn có nên tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi không? Và dùng loại nào? Có cần tư vấn chuyên gia sức khỏe khi tẩy giun cho bé không?

Nhiều cha mẹ Việt sống ở nước ngoài cũng lo lắng rằng tại sao bên này ít nghe bác sĩ đề cập đến tẩy giun, muốn xin thuốc tẩy giun cho bé, bác sĩ chỉ khám rồi không kê?

Đừng quá lo lắng, bài viết hữu ích sau sẽ giúp bạn giải đáp được một số thắc mắc thường gặp về giun sán.

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu rõ về giun sán

Giun sán là những loại kí sinh trùng sống ký sinh trong ruột của vật chủ, lây lan chủ yếu qua con đường ăn uống. Ví dụ như trứng giun đũa trong đất cát hoặc trong phân động vật nuôi quanh nhà. Nếu con người vô tình tiếp xúc với trứng giun, không vệ sinh tay chân sạch sẽ, sẽ dễ nhiễm giun sán qua con đường miệng (trẻ em là đối tượng nguy cơ cao vì thường hiếu động, cầm nắm mọi thứ). Giun có chu kỳ sinh trưởng ngắn, do đó nếu lỡ bị nhiễm một lần, và nếu không tiếp xúc thường xuyên để trứng giun luôn tồn tại thì giun sẽ tự chết, không cần điều trị, cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân.

Ở các nước phát triển thì tỷ lệ lây nhiễm giun sán thấp do quản lý tốt nguồn nước và đa phần động vật nuôi đều được tiêm phòng, tẩy giun đầy đủ, thực phẩm đều quản lý tốt. Do đó, với những bé sống ở các nước phát triển, các chuyên gia sức khỏe ở đây cho rằng không có nguy cơ phát triển giun sán, họ thường không kê thuốc tẩy. Các bác sĩ thường chỉ đưa ra những hướng dẫn vệ sinh khu vực ăn uống và vui chơi cho bé để hạn chế phát triển giun sán. Giun trong ruột bé sẽ tự chết khi hết chu kỳ sinh trưởng.

Giun sán đối với các nước đang phát triển như Việt Nam

Tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam cao do các vấn đề phòng ngừa ban đầu không hiệu quả, nên việc tấy giun định kỳ là được khuyên dùng. Tuy nhiên, các bé sống ở thành thị, nhà cửa rộng rãi, thường xuyên lau nhà, quét dọn, chó mèo được tẩy giun định kỳ, thì việc nhiễm giun là rất ít, không nhất thiết là phải tẩy giun 6 tháng/lần. Các bé ở nông thôn thì tỷ lệ nhiễm giun sán cao hơn.

Các loại thuốc tẩy giun được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt cho nhi khoa

Thành phần hoạt tính của 4 loại thuốc tẩy giun sán thông dụng hiện nay là: albendazole, levamisole, mebendazole, và pyrantel embonate. Tuy nhiên, tên thương mại của 4 loại thuốc này sẽ khác nhau (tùy nhà sản xuất thuốc). Trong đó, albendazole, mebendazole và pyrantel embonate là những loại thông dụng ở Việt Nam. Liều dùng phụ thuộc vào loại giun hoặc số cân nặng, loại thuốc. Nên tư vấn dược sĩ khi mua để dùng đúng liều, đúng loại.

Thuốc có hoạt tính albendazole (dùng cho nhiều loại giun, và sán)

  • Đối với trẻ có trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 20kg sử dụng loại 400mg, dùng 1 lần, nhắc lại sau 2 tuần.
  • Đối với bé lớn hơn 20kg sử dụng loại 200mg, dùng 1 lần, nhắc lại sau 2 tuần.

Thuốc có hoạt tính mebendazole: Gồm 2 loại 100mg (thường dùng cho giun kim)

  • 500mg (dùng cho đa loại giun, sán), dùng 1 lần và nhắc sau 2 tuần.

Thuốc hoạt tính pyrantel pamoate (tác dụng lên ấu trùng, giun đũa, giun móc, giun kim)

  • Liều theo cân nặng: 11mg/ kg (không dùng quá 1000mg), dùng 1 lần, nhắc lại sau 2 tuần.

Tất cả thuốc trên là không tự ý khuyên dùng cho các bé dưới hai tuổi. Mặc dù pyrantel pamoate có thể dùng trên 1 tuổi, nhưng đến thời điểm này những cảnh báo về sức khỏe của nó trên các bé từ 1 – 2 tuổi vẫn chưa đầy đủ dữ liệu khoa học. Do đó, WHO và các tố chức y tế lớn trên thế giới như CDC (Mỹ) và NICE (Anh) luôn nhấn mạnh: Nên có sự chấn đoán từ các chuyên gia sức khỏe về sự nhiễm giun ở các bé dưới 2 tuổi và việc dùng thuốc tẩy giun cho các bé nên được các chuyên gia này cân nhắc kỹ.

Độ tuổi khuyên dùng

Các bé trên 2 tuổi ở khu vực nguy cơ cao thì khuyên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Các bé ít nguy cơ có thể tẩy giun theo năm hoặc theo chỉ dẫn của Bộ Y tế địa phương ở Việt Nam.

Các bé dưới 2 tuổi thì nên được tư vấn, chẩn đoán bởi chuyên gia sức khỏe trước khi dùng thuốc tẩy giun.

Việc tẩy giun rất quan trọng đối với mọi trẻ em vì nếu bị nhiễm giun sán sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến quá trình trao đổi, hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm vào cơ thể trẻ, cản trở sự phát triển toàn diện thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, bậc phụ huynh cần theo dõi sát xao hiện trạng sức khỏe của trẻ nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago