Categories: Mẹ và Bé

NHỮNG LÍ DO KHIẾN MẸ KHÔNG ĐỦ SỮA CHO CON

Thiếu sản tuyến vú, cho con bú không thường xuyên hoặc không đúng cách, mẹ ăn uống thiếu thốn… là những nguyên nhân khiến bạn không đủ khả năng nuôi con bằng sữa mẹ.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ không đủ sữa cho con bú:

Thiếu sữa tiên phát

Đa số các bà mẹ đều đủ sữa cho con bú nhưng vẫn có khoảng 5% phụ nữ không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con, ngay cả khi họ đã cho con bú đúng cách. Nếu xảy ra tình trạng trên, các mẹ buộc phải bổ sung sữa công thức cho con.

Sau đây là một số nguy cơ dẫn tới thiếu sữa tiên phát ở các bà mẹ:

– Sót rau thai sau sinh không được chẩn đoán.

– Từng phẫu thuật vú bằng cách rạch quanh quầng vú.

– Từng sinh thiết cắt bỏ khối u ở vú, dẫn lưu áp xe vú, phẫu thuật thu nhỏ vú và một số trường hợp phẫu thuật nâng ngực.

– Bầu ngực không căng sau khi sinh con.

– Mắc bệnh nặng như nhiễm trùng, cao huyết áp…

Thiếu sữa thứ phát

Thiếu sữa thứ phát phổ biến hơn rất nhiều so với thiếu sữa tiên phát. Đó là tình trạng lúc đầu nguồn sữa tiết ra rất dồi dào nhưng sau đó giảm sút rất nhanh do một số trở ngại trong quá trình cho con bú. Có thể phòng tránh thiếu sữa thứ phát bằng cách nhận biết kịp thời các trở ngại và có biện pháp kích sữa và giải phóng bầu vú hiệu quả.

Nguyên nhân từ mẹ:

– Cương tức tuyến vú hậu sản không được xử lý.

– Cho con bú không thường xuyên và không hiệu quả.

– Đau núm vú.

– Tách mẹ và con.

– Hạn chế năng lượng trong khẩu phần ăn của mẹ.

Nguyên nhân từ con

– Trẻ sinh non hay nhẹ cân.

– Dị tật bẩm sinh ở miệng.

– Giảm hoặc tăng trương lực cơ, bệnh lý tim mạch hay hô hấp.

– Trẻ hay ngủ, không thèm ăn.

– Tăng bilirubin máu – nhất là vàng da cần điều trị bằng liệu pháp ánh sáng.

– Lạm dụng núm vú.

– Trẻ sơ sinh ngủ dài hơn 5-6 giờ về đêm.

Khắc phục tình trạng mẹ thiếu sữa

– Thực hiện các hướng dẫn về kỹ thật cho con bú, chú ý đến tư thế bú của bé, cách bế bé và cách ngậm vú.

– Cho bé bú ít nhất 10-12 lần mỗi ngày.

– Nếu bé không thể bú, mẹ cần vắt sữa và cho con dùng lượng sữa được vắt ra này.

– Cho bé bú từ cả hai bầu sữa trong mỗi cữ bú và chuyển từ bên này sang bên kia để đánh thức trẻ nếu cần.

– Yêu cầu các thành viên trong gia đình giúp làm các việc vặt để mẹ có thể tập trung cho con bú, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên.

-Để nguồn sữa luôn dồi dào, mẹ cũng có thể uống sữa bầu để góp gần tạo ra nhiều sữa mẹ cho bé. Vì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ chỉ nên kết thúc việc uống sữa bầu sau khi bé được 1 tuổi. Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chính vì vậy, dù bất kì lí do gì thì các mẹ cũng hãy cố gắng cho trẻ bổ sung chất dinh dưỡng từ sữa mẹ nhé.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago