Categories: Mẹ và Bé

Cuộc sống hàng ngày với con trai của mẹ: Con ăn ít và kén ăn

Với việc ăn, vấn đề “ăn ít” của con là điều làm mẹ băn khoăn nhất. Đây cũng là vấn đề có sự khác nhau lớn giữa các bé. Ăn ít ở đây có 2 dạng chính là lượng ăn ít và kén chọn đồ ăn.

Đi sâu vào phân tích từng vấn đề

Nếu sức ăn của bé vốn ít thì không thể tự nhiên tăng lên thành nhiều ngay được, nên các mẹ hãy cho con vận động nhiều, chơi nhiều khiến con cảm thấy “thèm ăn”. Trong quá trình đang lớn, việc ăn ít hay nhiều cũng có thay đổi nên hãy quan sát bé trong một thời gian dài.

Vấn đề nghiêm trọng hơn là “kén ăn”. Tôi cảm thấy khuynh hướng này có nhiều hơn ở các bé trai. Có bé “Con chỉ ăn cơm trắng thôi!” hay ngược lại, có bé “Con không ăn cơm trắng đâu, con ăn cơm rắc gia vị đồ khô cơ”.

Việc ăn ít quá, hay ăn nhiều quá cũng là một vấn đề hay gặp ở nhà trẻ. Đây là một vấn đề khá khó. Bé nào mà thực sự kén ăn, thì chỉ nằng nặc “tuyệt đối không ăn đồ mình ghét”. Chúng tôi có cắt nhỏ các nguyên liệu nấu ăn đến đâu chăng nữa, bé cũng phát hiện ra nào là ớt xanh, cà rốt một cách rất tài tình và rồi gạt bỏ các thứ bé không thích sang một bên. Những bé này rất khó đối phó.

Có lẽ chỉ có cách thay đổi phương pháp chế biến, cùng bé nấu ăn để bé tránh ăn lệch trong một thời gian dài mà thôi. Dù chỉ rất nhỏ, nhưng vị giác cũng sẽ được nuôi dưỡng cùng với sự trưởng thành của bé. Vì vậy các mẹ hãy quan sát từng thời kỳ để chọn các loại nguyên liệu cũng như cách chế biến cho phù hợp với sự thay đổi của bé.

Để bé tự chọn bên mình muốn ăn, rồi khen ngợi

Chúng tôi dùng rất nhiều phương pháp để giúp các trẻ ăn cơm. Bởi vì chúng tôi là chuyên gia trong việc này mà.

Ví dụ để bé cầm tay phải là thìa, tay trái là dĩa rồi cùng cho một loại thức ăn lên, và hỏi bé “Con muốn ăn bên nào?”. Bên nào cũng là thứ đồ bé ghét nhưng không hiểu sao các bé sẽ vui mừng chọn một bên, và ăn thứ thức ăn được đặt trên đó. Khi bé ăn rồi thì chúng tôi vỗ tay khen ngợi “Con giỏi quá!” thì bé sẽ càng thích hơn. Càng phấn khởi ăn thêm miếng nữa. Các bé không hề có ý định mất cảnh giác chút nào đâu.

Hoặc là nói với các bé “Con giỏi lắm, thử há to miệng như chú cá sấu xem nào?” hay “Con khỏe hơn các bạn nhiều quá, nếu là con thì có uống hết được ly sữa không?”, các bé rất thích các từ “giỏi quá”, “mạnh mẽ”. Ngoài ra phương pháp này có thể ứng dụng với “các nhân vật bé thích”, như nói “Con giỏi quá, miệng con há to như chú cá mèo Jibanyan vậy!”.

Còn một chiêu nữa, đó là nhờ bé gái cùng lớp mà bé trai đó thích đút cho ăn. Các cô giáo cho ăn thì các bé rất cứng đầu không chịu, nhưng nếu để bé gái cầm thìa đưa ra trước miệng và nói “A a” thì các bé trai sẽ há to miệng và ăn “Oằm oằm”. Trong thâm tâm tôi cũng ghen tị với các bé, nhưng lại cảm thấy “Đàn ông thật đơn giản”.

Có nhiều phương pháp nên các mẹ hãy cứ áp dụng thử xem. Việc thử nhiều phương pháp cũng là một điều thú vị trong việc nuôi dạy con phải không các mẹ?

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago