Categories: Mẹ và Bé

Những điều cần biết về bỏng ở trẻ

Hiện nay tỉ lệ các ca bỏng ở trẻ em ngày càng tăng lên, và tác hại mà bỏng gây ra vô cùng to lớn, nặng nề đối với bé.

Do đó để giảm những tác hại mà bỏng gây ra, thì mỗi người chúng ta đặc biệt là những bà mẹ có con nhỏ cần có sự hiểu biết về bỏng.

Phân loại bỏng

Bỏng được chia làm 3 cấp độ như sau:

Bỏng độ 1:

Sẽ có những triệu chứng như

– Da ửng đỏ lên, không xuất hiện những vết phồng nước.

– Chỉ lớp da ở nông nhất bị ảnh hưởng.

– Vết bỏng lành nhanh, không để lại sẹo.

Bỏng độ 2:

– Da bị tổn thương nặng hơn, tạo thành phồng nước, gây đau đớn nhưng tuyệt đối không được chọc phá các bọng nước này để chúng vỡ ra vì có thể gây nhiễm trùng.

– Một phần chân bì (phần sâu của da) vẫn còn nên da có thể tái tạo được.

– Nếu điều trị đúng và diện tích bỏng không quá sâu và rộng thì sẽ không để lại sẹo sau bỏng

Bỏng độ 3:

– Hủy hoại toàn bộ bề dày của da, thường không có bóng nước vì lớp trên cùng của da đã bị phá hủy.

– Vùng da bỏng có màu trắng hoặc cháy sém, vết bỏng có thể sâu tới cơ và xương.

– Trường hợp này chắc chắn sẽ để lại sẹo dù được điều trị đúng đi chăng nữa

Cần đưa bé đi gặp bác sĩ nếu như

– Bỏng rộng ở một phần cơ thể như bỏng toàn bộ lưng, hoặc ngực và bụng, hoặc bỏng toàn bộ một chi.  Đối với những trường hợp bỏng diện rộng rất nguy hiểm vì gây mất nhiều nước và gây đau đớn cho trẻ.

– Bỏng xảy ra ở mặt

– Bỏng xảy ra ở mức độ 2 trở lên

Chăm sóc vết bỏng

Khi bé bị bỏng cần làm mát vết bỏng ngay với nước lạnh hay nước đá liên tục trong vòng 20 phút. Và khi vết bỏng xảy ra ở các bộ phận có quần áo che chở cần cắt bỏ quần áo tuyệt đối không lột quần áo ra để tránh lột luôn cả da đi theo và tiếp tục dội nước lạnh. Sau đó tùy cấp độ phỏng mà ta có những cách xử lí như sau

Đối với bỏng cấp độ 1: Có thể dùng cây nha đam tươi trồng tại nhà hay gel nha đam bôi lên mỗi ngày giúp làm mát và vết bỏng mau lành hơn

Đối với các mức độ bỏng ở cấp độ 2: thì cần thăm khám bác sĩ và thực hiện theo một số gợi ý như sau:

Cần sát trùng vết bỏng 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lí để tránh bị nhiễm trùng.

Hong khô vết bỏng rồi bôi những loại thuốc đặc trị cho vết bỏng rồi dùng băng vết bỏng bằng gạt vô trùng lại để tránh hiện tượng nhiễm trùng. Chăm sóc vết thương cẩn thận và cần kéo căng da ở vùng bị bỏng để tránh hiện tượng co rút, o ép vùng da bị bỏng gây mất thẩm mĩ và khó khăn cho vận động sau này

Khi thấy phần da ngay tại chổ bỏng bong ra, có thể nhìn thấy một lớp da mới màu đỏ nằm ở dưới. Thì bạn có thể ngừng bôi thuốc và không cần băng vết thươn nữa. Dần dần lớp da này sẽ dần chuyển sang màu hồng.

Khi bị bỏng ở cấp độ 3 cần phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay tránh gây tử vong và để lại hậu quả xấu cho bé

Mẹ cần trông nôm trẻ cẩn thận, tránh cho trẻ tiếp xúc với các nguy cơ có thể gây bỏng cho bé. Nếu như bé bị bỏng thì mẹ cần bình tĩnh và xử lí vết bỏng của bé đúng cách để hạn chế thấp nhất những hậu quả do bỏng mang lại.

Xem các sản phẩm dinh dưỡng cho bé tại đây

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago