Categories: Mẹ và Bé

Nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng với nguyên nhân gì thì khi thấy con mình nôn trớ, quấy khóc cũng không khỏi khiến ba mẹ lo lắng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1. Bệnh lý đường ruột

Trẻ bị ọc sữa và nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ đừng bỏ qua các nguyên nhân như viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng,…. Biểu hiện có thể thoáng qua, có lúc rầm rộ và thường kèm theo với 1 số triệu chứng liên quan như sốt, phát ban, dịch nôn bất thường, bé la khóc, đau quặn bụng.

Đối với trường hợp này, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và được sự quan tâm, theo dõi của bác sĩ.

2. Liên quan đến hệ thần kinh

Trung tâm phản xạ nôn do não điều khiển. Bất kỳ một tổn thương nào tại não cũng sẽ làm rối loạn chức năng điều khiển của hệ thần kinh, trong đó có phản xạ nôn. Do đó, nếu cha mẹ thấy con nôn liên tục, nhiều lần trong ngày, nôn vọt, mắt trũng, da khô,… nhanh chóng đưa bé đi khám. Không tự ý dùng thuốc chống nôn, thuốc có thể làm lu mờ triệu chứng, gây khó khăn trong chẩn đoán bệnh và điều trị.

3. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, chính xác hơn gọi là trào ngược acid, là một vấn đề rất phổ biến. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xảy ra khi dịch tiêu hóa ở dạ dày lên thực quản.

Các nguyên nhân của trào ngược axit trẻ sơ sinh nói chung là đơn giản. Thông thường, vòng cơ giữa thực quản và dạ dày (cơ vòng thực quản dưới) thư giãn và chỉ mở ra khi nuốt, nếu không, nó đóng kín. Trong quá trình trưởng thành, dịch dạ dày đôi khi có thể chảy ngược lên thực quản, qua cơ vòng và ra khỏi miệng của bé. Bóng không khí trong thực quản (do đầy hơi) cũng là nguyên nhân đẩy chất lỏng ra khỏi miệng của bé. Trong trường hợp khác, có thể chỉ đơn giản là uống quá nhiều, quá nhanh.

Các bậc cha mẹ nên hiểu tình trạng trào ngược sinh lý chỉ là nhất thời trong một giai đoạn đầu đời của bé, sẽ tự khỏi. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp làm giảm triệu chứng, mang lại sự dễ chịu cho bé, đồng thời cũng làm cho cha mẹ yên lòng.

4. Ăn quá no cũng là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh là 30-35ml, trẻ 3 tháng là 100ml, trẻ 1 tuổi là 250-300ml. Do dạ dày của bé còn nhỏ và chưa hoàn thiện cho nên hầu như các bà mẹ thường cho bé bú nhiều hơn so với dạ dày bé nhỏ của bé. Vượt quá sức chứa cho phép, các bé sẽ nôn ngay ra và có thể nôn hết tất cả những gì vừa mới ăn.

Đối với các bé đã ăn dặm, cha mẹ luôn có tâm lý sợ con ăn ít, sẽ không tăng cân và như thế ép trẻ ăn. Chế độ ăn uống và tâm lý rất dễ làm bé nôn trớ, nên cha mẹ cần phải cân nhắc lại vấn đề này. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn, bữa bú cho bé, không để bé ăn, bú sữa quá nhiều 1 lúc.

5. Tư thế trước và sau khi bú/ăn chưa hợp lý

Không ít những trường hợp mẹ chia sẻ bé nôn khi vừa đặt bé nằm sau khi vừa mới bú mẹ. Khi bé vừa mới ăn no, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mẹ nhé. Dạ dày của bé lúc này đang nằm ngang, đến 1 tuổi mới thẳng đứng như người lớn. Làm như thế vô tình làm cho thức ăn dễ bị trào ngược lên, cũng khó tránh khỏi bé bị sặc lên mũi, không xử trí kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Mẹ cũng nên tránh để bé nằm ngửa, vì khi bé đang nôn, chất nôn rất dễ tràn vào khí quản, phổi, sẽ rất nguy hiểm. Thay vào đó hãy đặt bé nằm cao gối, lưng và đầu cao khoảng 30-45 độ, trong khoảng 30 phút.

6. Đầy hơi, kém tiêu

Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ thường gặp là do bé tiêu hóa chậm, kém tiêu. Hiện tượng này thường thấy các biểu hiện như bé đầy hơi, chướng bụng, sợ bụng cứng, ít đi tiêu, xì hơi nhiều, nôn khan, bú mẹ không no, không muốn bú, chán ăn, biếng ăn. Ngoài ra bé có thể có những biểu hiện khó chịu, quấy khóc, đặc biệt vào buổi tối bé hay trằn trọc, vặn mình, khóc đêm, ngủ không ngon giấc.

Khi bé gặp vấn đề kém tiêu, bé dễ bị đầy hơi làm dạ dày của bé chứa nhiều không khí. Vì vậy, khi bé bú thường dễ xuất hiện biểu hiện buồn nôn, bú mẹ nửa chừng, ọc sữa, nôn ra đột ngột hoặc sau khi ngủ dậy bé nôn ra nhiều cặn sữa mùi hơi chua (sữa chưa được tiêu hóa hết).

Đối với trường hợp này, cách tốt nhất để giúp bé giảm được tình trạng đầy hơi, khó tiêu, mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, tránh ăn những loại thực phẩm khiến bé khó tiêu vì “mẹ ăn gì, con bú cái ấy”. Với các bé ăn dặm cũng nên chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, nên cho bé ăn thức ăn đặc hơn, và chia thành nhiều bữa nhỏ. Bên cạnh đó, mẹ nên mat-xa toàn thân cho bé, đặc biệt là phần bụng, để giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nếu có thể, hãy cho bé sử dụng 1 số loại dược phẩm chiết xuất từ gừng, thì là sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa của bé.

7. Táo bón

Bị táo bón cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và trẻ thường sẽ nôn ra những gì mình ăn được trong thời gian này. Các bậc cha mẹ cũng không nên lo lắng vì khi trẻ đi cầu trơn tru lại thì hiện tượng nôn mửa cũng không còn nữa.

8. Ngộ độc thức ăn

Nếu cha mẹ thấy con có biểu hiện nôn trớ liên tục, dồn dập, liên tiếp trong ngày, hãy nghĩ ngay đến tình huống ngộ độc thức ăn, nước uống hoặc thuốc. Buồn nôn, nôn là biểu hiện đặc trưng khi bị ngộ độc cấp kèm theo đó là một số biểu hiện khác như phát ban, sốt, tiêu chảy, co giật,… Ngay lập tức, cha mẹ phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí ban đầu và được chăm só

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago