Lo lắng quá độ cho thi cử không chỉ ảnh hưởng tới khả năng ứng phó với đề thi của học sinh, mà còn tạo ra những nguy hại cho sức khoẻ của các em.
Đặc biệt là đối với các bé trong độ tuổi cấp 1 khi mà phải trải qua những lần đầu tiên lo lắng vì thi cử. Vậy nếu để trẻ căng thẳng quá độ trước khi thi sẽ dẫn đến những mỗi nguy hại gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
a. Ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống thần kinh. Lo lắng thi cử quá độ trong thời gian dài có thể làm mất thăng bằng đối với hưng phấn của hoạt động thần kinh đại não và hạn chế chức năng của hệ thống thần kinh đại não, gây ra một số chứng bệnh thần kinh. Chứng bệnh thần kinh thường thấy ở trẻ em là suy nhược thần kinh. Biểu hiện chủ yếu của chứng suy nhược thần kinh là sức chú ý khó tập trung được, dễ mệt mỏi, thường mất ngủ, cơ thể suy nhược…
b. Ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống tâm huyết quản: Lo lắng thi cử quá độ trong thời gian dài sẽ làm cho hệ thống thần kinh giao cảm ở vào trạng thái hưng phấn, có thể làm rối loạn chức năng của hệ thống tâm huyết quản, gây rối loạn nhịp đập của tim và các bệnh về tim.
c. Ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống tiêu hoá. Trong trạng thái lo lắng quá độ, nhu động của tràng vị giảm xuống rõ rệt, dịch dạ dày tiết ra ít, chức năng của tràng vị bị đảo loạn nghiêm trọng. Trạng thái này nếu kéo dài sẽ khiến các bé cảm thấy chán ăn, biếng ăn và gây ra các bệnh viêm dạ dày như viêm, loét dạ dày.
Sức khoẻ tâm lý là chỉ trong mọi điều kiện hoàn cảnh người ta có thể giữ được trạng thái tâm lý tốt cho bản thân. Trẻ em có tâm lý khoẻ mạnh có những đặc trưng dưới đây:
a. Có thể phát huy đầy đủ trí tuệ và khả năng của mình trong học tập, từ đó giành được thành công và thoả mãn trong học tập.
b. Vui vẻ giao lưu với mọi ngưởi, đồng thời có thể xây dựng quan hệ tốt đẹp với mọi người, khi sống cùng với mọi người thì có nhiều thái độ tích cực như vui vẻ, tôn kính, tín nhiệm… hơn là thái độ tiêu cực như hận thù, căm ghét, đố kị, hoài nghi.
c. Có ý thức tự mình chính xác và có thái độ vui vẻ với bản thân, nguyện nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân, vui vẻ tiếp nhận những khuyết điểm không thể bổ sung được của bản thân mà không oán trách gì.
d. Giữ tiếp xúc tốt đẹp với môi trường hiện thực, có sự quan sát khách quan đúng đắn đối với môi trường. Đối với các vấn đề trong cuộc sống có thể giải quyết bằng các phương pháp hiện thực chứ không được tìm cách trốn tránh.
Lo lắng thi cử trong thời gian dài sẽ đe doạ rất lớn đối với sức khoẻ tâm lý của các em, biểu hiện cụ thể như sau:
a. Thiếu ý thức tự mình chính xác, phạm vi hoạt động của ý thức trở nên hạn hẹp, thiếu sự đánh giá khách quan đối với bản thân và mọi người xung quanh, thường coi mình là trung tâm.
b. Hiệu quả hoạt động trí lực thấp.
c. Tinh thần không ổn định và thiếu khả năng tự khống chế, xúc động khi có sự việc.
d. Về tính cách thì quá nhút nhát, thích hoang tưởng, có khi lại có tính công kích nhất định.
e. Quan hệ giao tiếp rơi vào trạng thái căng thẳng, không thể chung sống hài hoà với mọi người xung quanh.
f. Thiếu năng lực thích ứng xã hội và tinh thần trách nhiệm xã hội.
Tóm lại, lo lắng thi cử quá độ rất có hại cho sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tâm lý của trẻ nhỏ, cha mẹ nhất thiết phải quan tâm tới vấn đề này và chuẩn bị cho con một tinh thần thật tốt cùng với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, đối với các bé cấp 1, bố mẹ nên bồi bổ thêm những loại sữa bột dành cho trẻ biếng ăn, chẳng hạn như Dielac Pedia để phòng trường hợp các bé vì lo lắng quá độ mà bỏ bê việc ăn uống.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…