Categories: Mẹ và Bé

Làm thế nào khi trẻ quá dựa dẫm vào bố mẹ ?

Dựa dẫm là chỉ những hành vi không mang tính độc lập ở những trẻ 1 – 5 tuổi. Bình thường, những trẻ này có tính độc lập chưa được phát triển cần được cha mẹ giáo dục ngay từ bây giờ.

Nguyên nhân bé hay dựa dẫm

Cha mẹ thường lo lắng quá mức mọi việc cho trẻ, toàn bộ sinh hoạt và hoạt động trong cuộc sống của trẻ đều được cha mẹ làm thay. Điều này sẽ hình thành nên ở trẻ thói quen “áo đến giơ tay, cơm đến há mồm”. Khi rời xa cha mẹ, không có sự lo liệu của cha mẹ thì trẻ không biết làm gì. Cuối 1 tuổi và 2, 3 tuổi là giai đoạn khiến trẻ nảy sinh tính dựa dẫm thái quá.

Biểu hiện ở chỗ trẻ thường tìm sự tiếp xúc với cơ thể của đối tượng dựa dẫm, thích được mẹ hoặc người khác bế, ngồi trên người mẹ, nép sát vào người mẹ, không muốn ra ngoài chơi hoặc chơi cùng với những đứa trẻ khác. Khi trẻ chơi đùa, đi vệ sinh thường muốn người nhà đi cùng.

Khi lớn hơn một chút, với những việc có thể tự làm thì trẻ không thể tự mình hoàn thành được, không tự mình quyết định được, mà cần sự giúp đỡ của người khác hoặc do người khác làm chủ, tin tưởng người khác hơn tin tưởng bản thân mình. Đối tượng dựa dẫm của trẻ do lứa tuổi và môi trường khác nhau có những đặc điểm khác nhau.

Thời kỳ trẻ từ 1 – 5 tuổi do hoạt động nhiều trong môi trường gia đình, đối tượng dựa dẫm thường là mẹ hoặc người nhà; khi trẻ đi nhà trẻ chủ yếu dựa vào cô giáo hoặc các bạn học.

Hành vi quá dựa dẫm

Có 2 loại:

  • Dựa dẫm về mặt tình cảm: chủ yếu tìm kiếm phản ứng thân thiện của người khác đối với mình và sự ủng hộ về mặt tình cảm, thường xảy ra vào thời kỳ trẻ dưới 5 tuổi, thường thấy ở bé gái.
  • Dựa vào tính nhiệm vụ: Để hoàn thành nhiệm vụ hoặc đạt được một mục đích nào đó trẻ phải tìm kiếm sự giúp đỡ, thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn đi học khi phải hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao, điều này thường gặp ở bé trai.

Giải pháp

Đối với trẻ quá ỷ lại, trước hết tập cho trẻ làm từ những việc đơn giản, những việc dễ hoàn thành trong cuộc sống như mặc quần áo, gấp chăn đối với học sinh tiểu học. Đầu tiên, khích lệ chúng bằng lời nói, tạo cho chúng sự tự tin.

Tiếp theo, sau mỗi lần trẻ hoàn thành công việc, hãy dành cho trẻ sự khen thưởng kịp thời cho đến khi hành vi mang tính ỷ lại mất đi, hành vi có tính độc lập xuất hiện.

Đối với những đứa trẻ tính ỷ lại cao, giáo viên phải lưu ý sửa cho chúng, dành cho trẻ cơ hội làm việc độc lập, nâng cao khả năng tự mình lo liệu và khả năng giải quyết vấn đề.

Kết

Về mặt tâm lý, cha mẹ không được coi con mình là một cá thể bị động. Trong quá trình phát triển tâm lý, cá thể không ngừng trưởng thành. Trẻ 2, 3 tuổi cũng có thể tự mình lo liệu rất nhiều mặt như: tự ăn cơm, đi vệ sinh, cởi quần áo, giầy tất, cha mẹ nên cổ vũ trẻ về mặt tinh thần và giúp đỡ về mặt kỹ xảo, không nên làm thay tất cả. Khi trẻ thành công, phải khích lệ trẻ kịp thời: khi trẻ thất bại, cũng không được phê bình, hay mắng trẻ. Từ mỗi việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, sẽ giúp trẻ tự tin, rèn luyện khả năng làm việc độc lập.

Tham khảo thêm tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

11 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

11 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

12 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago