Ăn dặm là một phần không thể thiếu đối với sự phát triển của bé. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng, và có tác động đến tương lai của bé sau này.
Thông thường khi trẻ được 6 tháng tuổi là lúc trẻ cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ thể. Bởi vậy, đảm bảo cung cấp những nhóm chất cần thiết là điều các mẹ cần chú ý khi cho bé tập ăn dặm. Dưới đây là 4 nhóm chất cần thiết trong quá trình ăn dặm của bé.
Với trẻ bắt đầu ăm dặm, các mẹ nên dùng gạo tẻ tám mới, tuyệt đối không được trộn lẫn với bất cứ loại gạo nào khác. Còn khi trẻ hơn 1 năm tuổi, các mẹ có thể đa dạng hóa các món ăn dặm giúp bé hào hứng với việc ăn và ăn nhiều hơn như: bún, phở, súp bí đỏ….
Với những trẻ bắt đầu tập ăn dặm, các mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa như: thịt gà, thịt lợn, lòng đỏ trứng gà, …. Còn với bé lớn hơn, các mẹ có thể tập cho bé ăn tôm cua hay thịt bò….
Đặc biệt, chất béo là rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên các mẹ phải chú ý cho bé ăn xen kẽ giữa dầu mỡ động vật ( mỡ gà, mỡ lợn) với dầu thực vật ( dầu oliu dầu mè, hay dầu đậu nành). Mục đích của việc này là giúp hòa tan các vitamin trong dầu, giúp bé ăn ngon miệng và dễ tiêu hơn….
Đây là nhóm thực vật trong rau củ quả. Những nhóm thực phẩm này không cung cấp nhiều năng lượng, nên các mẹ không nên cho vào khẩu phần ăn của bé lúc ăn dặm quá nhiều.
Khi bé mới ăn dặm không cần quan tâm đến sự đa dạng hóa quá.
Không nên chạy theo số lượng.
Cũng không được ép bé ăn quá nhiều.
Cách thức đúng đắn cho bé ăn dặm đúng hiệu quả là các mẹ nên chia thành 3 giai đoạn ăn dặm riêng biệt cho bé như sau:
Khi trẻ 6 tháng tuổi trở đi, các mẹ nên cho bé ăn một vài muỗng bột, sau đó tăng dần số lượng tùy vào sự thích nghi của bé. Bởi thế, trong giai đoạn này, các mẹ nên chọn cho con mình sử dụng những hãng bột có uy tín chất lượng và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Khi trẻ được 9 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được cháo, nên bạn cũng có thể nấu cháo cho bé ăn. Các mẹ lưu ý, không nên chỉ mãi hầm xương lấy nước dùng, bởi nước ngọt của xương hoàn toàn không đủ chất dinh dưỡng. Do đó, trẻ cần bổ sung thêm rau, cá, thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày….
Lúc trẻ mọc đủ 20 cái răng cũng là lúc trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn cơm. Khi đó, bạn phải nhớ, hãy nấu cơm thật mềm, dằm nát cho trẻ ăn. Lúc này bạn cũng nên tập cho trẻ ăn thêm rau, canh để bé hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng nhất có thể.
Các mẹ nên lưu ý rằng, ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn sữa được, bé cũng phải cần bú sữa mẹ. Nếu trẻ không còn bú sữa mẹ nữa thì hãy cho trẻ uống sữa bột. Sữa sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng, canxi tốt nhất cho quá trình phát triển của bé.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…