Categories: Mẹ và Bé

Đừng tăng thêm áp lực tâm lý đối với trẻ bị nói lắp

Nói lắp là hiện tượng rối loạn trong giao tiếp bằng lời nói, người nói cứ lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ hay trọng âm, khiến cho mạch giao tiếp bị gián đoạn.

Đối với một số trẻ mắc bệnh nói lắp thường hình thành ở giai đoạn trẻ từ 2 đến 5 tuổi, và cũng dễ sửa nhất ở thời kỳ này. Đây là khoảng thời gian mà những đứa trẻ đang rèn luyện và dần phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, nên tật nói lắp xảy ra nhiều ở lứa tuổi này lại là điều dễ hiểu. Trẻ nói lắp thường sợ nói chuyện ở chỗ đông người, sợ khi lên lớp bị cô giáo hỏi, sợ khi nói chuyện bị các bạn cười nhạo. Thực ra, cơ quan ngôn ngữ của trẻ nói lắp phát triển bình thường, không có trở ngại với hệ thần kinh khác.

Nguyên nhân:

Lý do trẻ nói lắp rất nhiều, có thể do hiếu kì mà bắt chước người khác nói lắp, có thể do tinh thần chịu sự kích thích đột ngột như bị trừng phạt, hoảng sợ, ngoài ra còn có nguyên nhân là do trẻ khi học nói phát âm không chuẩn hoặc đọc chữ không rõ, cha mẹ sửa quá nhiều gây ra.

Có ý kiến cho rằng, nói lắp có thể liên quan đến di truyền, trong gia đình có người mắc bệnh nói lắp thì tỉ lệ mắc bệnh nói lắp của đời sau chiếm khoảng 65%. Do trẻ nói lắp đa số có tâm lý nhát gan, nhạy cảm, dễ căng thẳng, do đó, việc loại bỏ tâm lý khẩn trương và sợ hãi khi nói chuyện là vấn đề quan trọng của phương pháp chữa trị.

Biện pháp:

Cha mẹ phải dành cho con một môi trường sống vui vẻ và thoải mái, để giảm sự chú ý của trẻ đối với việc nói lắp. Khi trẻ nói chuyện mà bị nói lắp thì người lớn không được chen ngang, không được chỉ trích, cũng không cần nhắc nhở, như “Con lại nói lắp rồi” vì như vậy sẽ làm bệnh nói lắp của trẻ nặng hơn.

Giáo viên cần phải dạy những đứa trẻ khác, không nên bắt chước, không được cười nhạo, tránh làm tăng áp lực tâm lý của trẻ nói lắp, cần giáo dục trẻ khi nói chuyện tinh thần phải ổn định, cơ bắp phải thoải mái, tốc độ nói phải từ tốn, đặc biệt là từ đầu tiên trong mỗi câu, phải nói nhẹ nhàng từ từ. ở nhà trẻ và ở nhà mọi người phải nói nhiều và luyện nhiều cho trẻ.

Tuy có một số cách điều trị dạng đánh vào tâm lý nhưng hiện nay việc chữa trị tật nói lắp chưa có một phương pháp điều trị cố định nào được y học công nhận. Cách điều trị cho mỗi người sẽ có sự khác nhau tùy vào từng độ tuổi, mục đích điều trị và nhiều nhân tố khác. Nếu người thân của bạn, con cái bạn hoặc bản thân bạn có tật nói lắp và có nhu cầu điều trị, việc đầu tiên cần làm chính là tìm gặp một chuyên gia bệnh học về ngôn ngữ nói để tham vấn cách điều trị phù hợp nhất.

Để tình trạng nói lắp không xảy ra ở con của bạn thì cha mẹ cần quan tâm, chỉ dẫn con không nên học theo kiểu nói lắp của người khác. Nếu bạn phát hiện con có dấu hiệu nói lắp, hãy đem con đi điều trị ngay và luyện tập cho con nói đúng. Và việc bổ sung dinh dưỡng cũng rất quan trọng ở trẻ. Tham khảo tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago