Categories: Mẹ và Bé

Con trai thì giống như một nghệ nhân vậy!

Bé trai thì khó có thể làm điều gì nghiêm túc, thay vào đó là luôn tìm kiếm và thực hiện những điều có thể làm cho người khác cười. Rồi nhiều khi cũng có thể cười thật to vì một điều gì ngay cả bản thân cũng không rõ.

Con thường hay bắt chước động tác của ai đó, hay làm những trò mình cảm thấy là thú vị được diễn trên ti vi. Làm nhiều lần đến nỗi ngay cả khi bị nói “Thôi đủ rồi” thì vẫn cứ tiếp tục làm, cuối cùng lại dẫn đến hậu quả là bị ăn mắng. Khi đó thì bé lại giận dỗi hỏi “Sao mẹ không cười nữa?”, đây đúng là một nghệ nhân khó đối phó.

Không chịu được sự căng thẳng

Tại sao các bé lại cứ làm nhiều trò hề? Có lẽ vì các bé không chịu nổi được không khí nghiêm túc nên làm trò cười để xóa tan đi. Đây có lẽ là cách các bé trai xử lý tình huống lạ theo cách riêng của mình, tuy nhiên nó có khi không thể hiện được hết mong muốn của bé. Thật đáng tiếc.

Thích làm trò

Các bé không giỏi chịu đựng trong các môi trường nghiêm túc. Luôn làm trò mọi lúc mọi nơi. Hoặc có những bé quá để ý tới mọi người xung quanh và bạn bè, cứ nghĩ là việc được mọi người hưởng ứng đồng nghĩa với việc giá trị tồn tại của bản thân được tăng cao. Để được mọi người chú ý, bé sẽ thể hiện bằng mọi cách như dùng cơ thể, cường điệu hóa vấn đề hoặc nhiều khi diễn đi diễn lại một trò nào đó. Cố gắng đến thế mà khi không đem lại kết quả, thì bé cũng sẽ cảm thấy rất mất tinh thần.

Ý thức về bản thân một cách quá mức

Được mọi người hưởng ứng dù chỉ một chút thôi thì bé đã cảm thấy vô cùng thích thú. Ngay cả khi phản ứng của người xung quanh chỉ là cười khách sáo, bé cũng sẽ vẫn diễn đi diễn lại hành động được mọi người phản ứng. Rồi hỏi mẹ không biết bao nhiêu lần “Mẹ thấy ai là người thú vị nhất?” Nhưng mẹ có biết là bé chỉ hỏi câu này khi cảm thấy tự tin vào những điều mình làm mà thôi.

Thấy ganh tị khi người khác được khen ngợi

Ngược lại, khi bạn bè làm tốt hơn bé, bé cảm thấy hậm hực. Bé sẽ làm điều giống như bạn bé làm và nói “Thực sự là con làm tốt hơn bạn mà”. Nếu lại được hưởng ứng thì hai bạn cùng diễn lại một động tác, rồi ba bạn, bốn bạn. Số người có tăng lên nhưng động tác làm thì không thay đổi. Có vẻ giống như bầy khỉ con trên núi vậy.

Tại sao các bé trai lại thích “gây cười” hay “làm trò” thế?

Câu trả lời là “bé muốn được mọi người công nhận”. Bé sẽ cảm nhận được sự tồn tại của mình thông qua sự đông tình của những người xung quanh. Và đặc biệt bé thích được người mà bé yêu quý nhất công nhận. Bé muốn được mẹ yêu của bé chỉ chú ý bé thôi.

Các mẹ cảm thấy thế nào? Chẳng phải là một cảm xúc hết sức ngây thơ và đáng yêu lắm sao! Vì thế các mẹ hãy luôn tán thưởng các trò của con. Dù các trò này có gây phiền hà, có không thú vị hay cứ lặp đi lặp lại…

Trên thực tế khi con bắt đầu diễn một trò gì mới, các mẹ lúc đâu dù có hưởng ứng đi nữa nhưng sau khi các con cứ diễn đi diễn lại thì thường phớt lờ con đi hay nhiều khi câu chuyện lại có kết thúc bằng việc mẹ mắng con vì các trò gây ra.

Mẹ hãy đừng mắng con một cách quá nghiêm khắc như “Mẹ đã xem lúc nãy rồi! Con cứ lặp đi lặp lại mãi thôi. Chẳng thú vị gì cả!”. Bởi vì vai trò của mẹ giống như là nhà huấn luyện viên của “lính mới”. Hãy khích lệ con, giúp con trưởng thành dần dần thông qua tích lũy làm nhiều trò mới.

“Được mẹ yêu thích các trò mình làm!” Cảm giác này giúp con có thểm tự tin. Mà lòng tự trọng (sự tự tin và sự khẳng định bản thân) của con trẻ được nuôi dưỡng bằng sự công nhận cua mẹ qua các trải nghiệm hàng ngày.

Lòng tự trọng này cứ để một chỗ thì nó sẽ không thể tự phát triển được. Nó được nuôi dưỡng khi bé trực tiếp được những người bé yêu quý như bố mẹ ông bà thầy giáo công nhận và khen ngợi.

Lòng tự trọng này có được khi có cả hai điều kiện “Có người mà bé yêu quý. Người đó khen ngợi và công nhận bé”.

Việc nuôi dưỡng lòng tự trọng này không phụ thuộc vào việc bé đã ở tuổi biết nói hay chưa. Đây là một điều cần được coi trọng ngay từ khi bé mới chào đời. Hãy truyền đạt cho bé biết được tình yêu của những người xung quanh dành cho bé, để nuôi dưỡng những nền móng cơ bản của “lòng tự trọng” trong giai đoạn đầu đời này.

Ngoài việc chăm sóc về mặt tinh thần, thể chất và sức khoẻ của con cũng là những vấn đề quan trọng mà mẹ không thể bỏ qua đấy nhé. Để tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể truy cập tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago