Chọn sữa bầu nào tốt khi mẹ bầu khỏe mạnh đã là chuyện khó. Vậy nên khi mẹ mắc một số bệnh trong thai kỳ, mẹ cần cẩn thận hơn trong lựa chọn dinh dưỡng và sữa bà bầu tốt nhất cho sức khỏe của mẹ bầu.
Các loại sữa bầu hiện nay có rất nhiều chức năng, tuy nhiên, đối với khả năng bổ trợ hệ miễn dịch và giúp bổ trợ mẹ bầu thoát khỏi một số bệnh lý trong thai kỳ thường ít được mẹ bầu biết đến. Bài viết dưới đây xin gửi đên mẹ các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ và cách chọn được sữa bầu nào tốt và phù hợp với loại bệnh này.
Thiếu máu có nguyên nhân do bệnh lý về máu hoặc nhiễm giun móc nhưng đối với phụ nữ mang thai chủ yếu là do thiếu sắt. Để đáp ứng đủ sắt cho cơ thể, phụ nữ mang thai nên chú ý tăng cường sắt từ những thực phẩm có màu đỏ, cá, trứng, rau màu xanh đậm hoặc các chế phẩm bổ sung sắt vào cơ thể như sữa cho bà bầu. Đã số sữa bầu hiện nay đều có một lượng sắt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể mẹ bầu.
Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm, chiếm tỉ lệ từ 6-8% số phụ nữ mang thai, phần lớn xảy ra ở phụ nữ có con so. Bệnh có biểu hiện là cao huyết áp, phù mặt, phù chân tay và nước tiểu có nhiều chất đạm. Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu khiến máu chảy không cầm được, có thể co giật trước, trong và sau khi sinh khiến cho thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nhau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong (10%). Chất đạm, Magie, Canxi, Axit Folic, Vitamin C là những chất dinh dưỡng trong sữa bầu để mẹ bầu tránh được tiền sản giật.
Đái tháo đường là một trong những bệnh lý nghiêm trọng đối với các phụ nữ mang thai. Lúc này, cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu mà cũng có thể không thiếu insulin nhưng tế bào không sử dụng được insulin. Hơn nữa, các triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường cũng tương tự như lúc mang thai: mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần… nên rất khó khăn trong việc chẩn đoán. Bạn cần kiểm tra nước tiểu mỗi khi đi khám thai. Nếu nghi ngờ mình bị đái tháo đường, hãy gửi mẩu nước tiểu để bác sĩ kiểm tra. Trong những trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho kiểm tra đường huyết lúc đói và làm xét nghiệm dung nạp đường, nhất là vào thời điểm thai 24-30 tuần. Mẹ bầu nên chọn sữa bầu nào tốt và có lượng đường thấp để kiểm soát đường huyết.
Trầm cảm thường xảy ra ở những thai kỳ không mong muốn. Triệu chứng như buồn chán, mất ngủ, mất năng lượng. Hậu quả cho mẹ là không tăng cân đạt mức, nghiện thuốc, nghiện rượu, hoặc cả ý định tự tử. Hậu quả cho thai nhi là suy dinh dưỡng, sanh non, chậm phát triển tâm thần. Vì vậy thai phụ cần được khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị. Các dưỡng chất có trong sữa bầu như DHA, Magie, Kẽm, Vitamin B6…đều là những chất giúp mẹ tránh được căng thẳng trong thai kỳ và chống trầm cảm thai kỳ.
Do sức đề kháng của thai phụ giảm và khí hậu Việt Nam thất thường bệnh cảm cúm. Phụ nữ mang thai nếu bị cảm cúm nên ăn thêm tỏi, uống nhiều nước, bổ sung rau xanh và uống sữa bầu để nâng cao hệ miễn dịch. Mẹ bầu không được uống thuốc cảm cúm bừa bãi mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Uống thuốc cảm cúm trong thai kỳ có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh cho trẻ. Vì vậy, mẹ bầu hãy học sữa bầu nào tốt và có hệ dưỡng chất hỗ trợ miễn dịch phù hợp với cơ thể.
Loãng xương thường xảy ra trong lần mang thai đầu tiên ở phụ nữ. Nguyên nhân loãng xương ở các mẹ bầu là việc đi tiểu nhiều hơn dẫn đến việc canxi bị đào thải khỏi cơ thể thường xuyên hơn.
Thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển và nhu cần canxi càng cao. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi thì sẽ phải đối mặt với tình trạng loãng xương. Khi bị loãng xương, mẹ bầu thường thấy đau nhức cơ bắp, đau khớ xương, đau lưng, nặng hơn thì có thể lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức. Nếu không bổ sung canxi đầy đủ thì sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trẻ có thể bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình,… và đây có thể là nguyên nhân gây loãng xương khi trẻ trưởng thành.
Càng về giai đoạn sau của thai kỳ, do nhu cầu canxi để phát triển xương khớp thai nhi nên cuống rốn tiết ra một lượng estrogen lớn. Việc giảm estrogen gây cảm trở việc hấp thụ canxi của xương trong cơ thể người mẹ và khiến người mẹ bị loãng xương. Vì vậy, việc bổ sung canxi thông qua sữa bà bầu (thường kết hợp cùng Vitamin D để hấp thu canxi tốt hơn) là hợp lý trong thai kỳ.
Trong thời kỳ mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ sẽ hoạt động rất mạnh và một trong những hormone đặc biệt quan trọng nhất là HCG. Hormone này được sản xuất ra từ nhau thai và phát triển mạnh nhất từ tuần thứ 8-12 thai kỳ. Chính sự xuất hiện của hormone hCG là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén.
Ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 4-6 của thai kỳ – trước khi người mẹ biết mình đã có thai. Hiện tượng này thường sẽ giảm dần ở tam cá nguyệt thứ 2 nhưng cũng có người bị ốm nghén suốt 9 tháng mang thai. Triệu chứng thường gặp nhất của ốm nghén có thể kể đến là: Buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước…Vitamn B6 là dưỡng chất luôn có trong thai kỳ để mẹ bầu giảm được ốm nghén. Những cách khác để hấp thu dưỡng chất dễ hơn là lựa chọn những sữa bầu nào có hương vị thơm ngon dễ uống.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…