Categories: Dinh Dưỡng

Chế độ dinh dưỡng từ sữa trẻ sơ sinh và thức ăn phụ

Khi bé được 4-6 tháng tuổi có thể bắt đầu cho bé uống sữa và ăn thêm bữa phụ; cho ăn thêm bữa phụ là một quá trình khá dài. Nên tuân theo nguyên tắc cho ăn thêm và phản ứng của bé để dần dần thay đổi tình trạng thức ăn và chủng loại thức ăn dinh dưỡng, thứ tự cho ăn dần

Các mẹ hãy tìm hiểu bài viết “Chế độ dinh dưỡng từ sữa trẻ sơ sinh và thức ăn phụ” để biết thêm một số thông tin trong việc nuôi dạy trẻ nhé!

Cho bé ăn thêm thức ăn phụ như thế nào?

a) Từ một loại đến nhiều loại: khi mới bắt đầu thì không nên cho ăn nhiều loại thức ăn cùng lúc, mà nên thử cho ăn một loại trước, để chức năng đường ruột, dạ dày và cảm giác khẩu vị của bé dần được thích ứng, sau đó mới thêm loại thứ hai. Nếu bé không muốn ăn thức ăn đó thì không nên ép, nhưng sau đó một ngày nên thử lại, thông thường sau khoảng 3-5 lần bé sẽ tiếp nhận thức ăn đó.

b) Từ ít đến nhiều: Khi cho ăn thêm bữa phụ nên bắt đầu từ một lượng nhỏ, cho đến khi bé đón nhận loại thức ăn đó đồng thời đi đại tiện bình thường thì tăng lượng thức ăn lên. Nếu thấy bé xuất hiện tình trạng đại tiện bất thường, thì nên tạm dừng bữa phụ, đợi cho đến khi bé đi đại tiện bình thường thì lại bắt đầu thử với lượng như cũ hoặc lượng nhỏ.

c) Từ loãng tới đặc: nước cơm – cháo loãng hoặc bột – cháo đặc – cơm nhão.

d) Từ nhỏ tới thô: nước rau – rau nghiền – rau nát – rau miếng.

e) Nên cho ăn thêm bằng thìa nhỏ, chứ không nên cho vào bình sữa để cho bé mút, như thế sẽ tạo tiền đề tốt cho bé ăn uống sau khi bị cai sữa.

f) Khi bé bị ốm: nên tạm ngừng cho ăn thêm bữa phụ, nhằm tránh tăng thêm gánh nặng cho đường ruột của bé.

g) Tốt nhất nên cho bé ăn loại thực phẩm dành riêng cho việc ăn thêm bữa phụ của em bé, chứ không phải đơn giản là lấy thức ăn của người lớn làm mềm nát, rồi cho bé ăn. Bởi vì dạ dày của bé còn rất non nót, chức năng của dạ dày chưa phát triển toàn diện, chức năng nhai, nuốt cũng chưa đủ mạnh. Thức ăn của bé nên cố gắng cho ít muối, thậm chí không thêm muối để tránh tăng thêm gánh nặng cho gan, thận của bé. Các hạt thức ăn cần làm nhỏ, để tránh bị hóc hoặc kẹt trong họng bé.

Các loại thức ăn phụ cho trẻ sơ sinh

Nên lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ, có thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của bé, có thể bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng và không gây dị ứng.

Bé từ 4-6 tháng tuổi nên cho ăn thêm chuối xay nhuyễn, táo xay nhuyễn, táo đỏ xay nhuyễn, củ cải trắng xay nhuyễn, khoai tây xay nhuyễn, lòng đỏ trứng nhuyễn…, để có thể bổ sung năng lượng, protein, canxi, sắt và vitamin A, vitamin C cũng như chất xơ cho bé. Rau xay nhuyễn thì có thể dùng củ cải, rau dền hoặc các loại rau xay nhuyễn ít chất xơ khác.

Khi trẻ được 7-9 tháng thì có thể cho ăn gan xay nhuyễn, thịt tôm cua xay nhuyễn, cá xay nhuyễn, thịt lợn xay nhuyễn, trứng sữa bò, cháo gà, mỳ nát, bánh quy, bánh bao… để tăng năng lượng, protein động vật, sắt, kẽm và vitamin A, vitamin B.

Khi bé được 10-12 tháng tuổi thì có thể cho ăn thêm hoa quả miếng, đậu phụ, nhân bánh, bánh gato, cháo yến mạch… để bổ sung năng lượng, protein, khoáng chất, vitamin và chất xơ.

Ngoài ra, sữa bột công thức cũng là một thực phẩm tuyệt vời, vì lúc này, nó là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất phải kể đến trong giai đoạn sơ sinh của trẻ. Vì sữa trẻ sơ sinh chứa các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển các hệ cơ quan của cơ thể trẻ.

Khi cho trẻ sơ sinh uống sữa và ăn thêm thức ăn phụ cần chú ý điều gì?

a) Không được ép: khi mới bắt đầu cho ăn thêm thức ăn phụ, có thể sẽ gặp tỉnh trạng như sau: người mẹ không dễ làm tốt thức ăn phụ được, nên khi xúc một thìa nhỏ đưa lên miệng bé với tràn trề niềm hi vọng, thì bé lai chỉ lấy môi lướt qua thức ăn, rồi quay đầu đi. Khi gặp phải tình huống này không nên ép bé, mà nên dừng cho ăn ngay lập tức; nếu ép bé ăn thì càng ép bé càng không ăn.

Sự mềm, cứng; nóng lạnh của thức ăn cũng như đặc loãng của mùi vị đều có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé. Trước khi cho bé ăn thức ăn phụ, phải để cho bé thật đói, có thể đưa bé đi ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành ngoài trời, phơi nắng…, sau đó về nhà mới cho bé ăn thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên đôi khi bé rất đói, nếu không cho bú một ít sữa thì sẽ không ăn thức ăn phụ. Tóm lại, khi mới bắt đầu cho bé ăn bữa phụ thì không nên cưỡng ép, mất kiên nhẫn.

b) Không nên giáo điều: Đến tháng tuổi nhất định là bắt đầu cho ăn thêm thức ăn phụ, nhưng không được giáo điều, ví dụ như quy định mỗi lần cho bé ăn bao nhiêu, phải ăn loại thức ăn gì; nên tùy theo sự thèm ăn và sở thích của bé, nếu bé thèm ăn nhiều thì nên cho bé ăn nhiều một chút; nếu bé thèm ăn ít thì cho ăn ít đi tương đối; có những loại thức ăn hôm nay bé ăn, nhưng ngày mai lại không muốn ăn, cho nên khi cho bé ăn thì cần linh hoạt các loại thức ăn.

c) Chú ý vệ sinh: Các hệ thống trong cơ thể bé chưa hoàn thiện, nên sức đề kháng với vi khuẩn rất kém, do vậy khi chế biến thức ăn cho bé cần phải chú ý vệ sinh, đặc biết khi pha sữa công thức cho trẻ mẹ nên rửa sạch tay, các dụng cụ pha sữa cũng được rửa qua nước sôi để đảm bảo sữa đến miệng trẻ luôn được an toàn.

Tóm lại, chúng tôi vừa chia sẻ một số thông tin về “Chế độ dinh dưỡng từ sữa trẻ sơ sinh và thức ăn phụ”, hy vọng các mẹ đã có thêm một số kiến thức để nuôi dạy và chăm sóc con yêu của mình

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago