Nguyên nhân
Theo thống kê, 50% trẻ sơ sinh bị mắc bệnh vàng da. Nguyên nhân thường do cơ thể bé không thể xử lí sắc tố màu da cam (một loại chất thải tự nhiên của má) đủ nhanh, dẫn đến hình thành sắc tố vàng trên da. Đầu tiên da ở phần đầu sẽ vàng rồi từ từ dần phát triển xuống phần thân khi sắc tố vàng da tăng lên.
Các bé bị thâm tím khi sinh cũng có thể bị vàng da, vì khi máu bầm đọng lại ở những chỗ thâm tím tan đi sẽ hình thành nhiều sắc tố vàng da. Những trẻ sinh non cũng có thể bị vàng da, bởi vì gan của bé chưa phát triển hoàn toàn. Những nguyên nhân khác của bệnh vàng da ít phổ biến hơn là do nhiễm trùng, các bệnh về gan và do không tương thích với rhesus.
Dấu hiệu nhận biết
– Xuất hiện những đốm vàng da đến toàn thân bị vàng
– Những vùng trắng của mắt trở nên vàng
– Giảm cân đáng kể
– Bé cảm thấy rất buồn ngủ và bú rất ít
Điều trị
Mức độ sắc tố vàng da của bé cần được kiểm soát để đảm bảo không quá nguy hiểm, làm tổn thương hệ thần kinh của bé. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự khỏi sau một ngày hay vài tuần, nhưng nếu lượng sắc tốt vàng da cao, bé sẽ được điều trị bằng phương pháp ánh sáng. Trong một vài trường hợp bệnh vàng da sẽ tự khỏi do thức ăn.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh có thể nghiêm trọng và khác với bệnh vàng da khi mới sinh.
Hạ đường huyết là triệu chứng lượng đường trong máu giảm hơn so với bình thường. Mặc dù bệnh này không thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng một số bé vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao. Đó là những bé có mẹ bị bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai nên phải kiểm soát mức độ đường huyết. Những bé quá nặng hay quá nhẹ kí so với độ tuổi của bé cũng có nguy cơ mắc bệnh về hạ đường huyết. Trẻ sinh non, trẻ không bú trong một khoảng thời gian dài sau khi sinh và những trẻ bị nhiễm trùng vi khuẩn cũng có thể mắc bệnh bệnh này
– Đổ mồ hôi
– Da xanh xao
– Thở gấp
– Nhịp tim đập nhanhh
– Có dấu hiệu lo lắng, sợ hãi và giật nảy người
Có thể cải thiện mức độ đường huyết của bé đơn giản bằng việc ăn uống. Đôi khi nếu bé không chịu bú thì có thể đưa bé đến bệnh viên để được bổ sung nước đường bằng đường tĩnh mạch để cung cấp cho cơ thể của bé.
Tóm lại: Những bà mẹ của chúng ta cần phải thường xuyên quan sát trẻ hằng ngày để có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu của các bệnh trên. Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tiến hành kiểm tra làm rõ nguyên nhân và điều trị sớm.
Tham khảo sữa cho bé tại đường link sau.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…