Categories: Mẹ và Bé

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của cơ thể mẹ cho quá trình sinh sắp tới. Những cơn gò bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 12 của thai kỳ, lặp lại trong suốt tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Nhiều mẹ bầu 4 tháng hay bị gò bụng và lo sợ đây là dấu hiệu cảnh báo bất ổn của thai nhi. Liệu những cơn gò ở tháng thứ 4 của thai kỳ có nguy hiểm, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những cơn gò ở tam cá nguyệt thứ 2 thường là Braxton Hicks

Cơn gò Braxton Hicks thường không gây đau đớn cho mẹ bầu

Cơn gò Braxton Hicks hay còn gọi là gò sinh lý bắt đầu từ tuần thứ 12 của thai kỳ trở đi và thường xuất hiện đột ngột. Những cơn gò này thường không đều và không thường xuyên xảy ra. Đây được coi là bước chuẩn bị của tử cung để tập quen với cơn chuyển dạ thực sự ở cuối tam cá nguyệt thứ 3.

Những cơn gò sinh lý thường không đau thành cơn, không gây đau đớn mà đơn giản chỉ cảm giác bụng bị căng cứng lên. Tình trạng này thường kéo dài từ 30 giây đến dưới 2 phút. Đối phó với cơn gò Braxton Hicks, mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, triệu chứng căng cứng bụng sẽ tự biến mất.

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Cơn gò kèm theo những dấu hiệu bất thường cảnh báo mẹ cần đến gặp bác sỹ ngay

Thông thường những cơn gò trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai nói chung, ở tháng thứ 4 của thai kỳ nói riêng đều không đáng lo. Do đây chỉ cơ chế hoạt động của tử cung tập thích nghi, thường không gây ra bất cứ thương tổn nào cho mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, việc gò bụng trong 4 tháng đầu có thể không xuất phát từ cơn co tử cung mà do do tăng nhu động ruột do tử cung chèn ép. Trường hợp này thường không đáng lo ngại. Mẹ có thể giảm bớt cảm giác căng cứng bụng khó chịu với các loại thuốc giảm gò do bác sĩ kê đơn.

Tuy nhiên, nếu ở tháng 4 mẹ bầu liên tục bị gò cứng bụng với tần suất cơn khoảng 6 lần/giờ kèm theo những triệu chứng dưới đây thì mẹ nên đi gặp bác sĩ ngay nhé:

  • Đau ở vùng bụng dưới
  • Chảy máu âm đạo

Cơn gò kèm theo những dấu hiệu trên báo hiệu thai nhi của bạn đang gặp nguy hiểm như bong nhau non hoặc sẩy thai.

Các loại thuốc giảm gò phổ biến

Với trường hợp gò nhiều, mẹ bầu sẽ được kê đơn thuốc điều trị giảm co tử cung

Atosiban

Atosiban (Tractocile)  là một thuốc giảm gò theo cơ chế biến đổi hormone oxytocin để cạnh tranh khối thụ thể oxytocin tại tử cung nhằm ngăn chặn các cơn gò tử cung.

Loại thuốc này thường được chỉ định dùng cho đường tĩnh mạch với thời gian điều trị không quá 48 tiếng. Thuốc có thể mang đến các tác dụng phụ không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, sốt hay phát ban. Mức độ của tác dụng phụ tùy thuộc vào cơ địa của thai phụ.

Thuốc chẹn kênh Calci

Cơ chế của thuốc chẹn kênh calci làm giảm calci nội bào bằng cách ngăn cản dòng calci qua màng từ đó làm giảm cơn co tử cung. Thuốc được sử dụng ở dạng uống với liều từ 20mg-40mg mỗi 4 giờ trong vòng 48 tiếng (không vượt quá 160mg/24h)

Sử dụng thuốc chẹn kênh Calci, mẹ bầu có thể rơi vào tình trạng táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, có thể làm thay đổi lưu lượng máu tử cung và thai nhi.

Ritodrin

Loại thuốc này có tác dụng làm giảm nhạy cảm với calci và tổng nồng độ calci nội bào, do đó làm giãn cơ tử cung. Tuy nhiên, thuốc này thường ít được sử dụng do gây ra các tác dụng phụ như: đánh trống ngực, run, tim đập nhanh, phù phổi, thiếu máu cơ tim cục bộ, tăng đường huyết

Biện pháp giảm gò không dùng thuốc

Tắm bằng nước ấm có thể xoa dịu cảm giác gò cứng bụng

Ngoài việc sử dụng thuốc kèm theo các tác dụng phụ không mong muốn, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp giảm gò an toàn dưới đây:

+ Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục là biện pháp giúp mẹ sống chung với những cơn gò và tăng cường sức bền cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Những động tác yoga thích hợp, đi bộ và đứng lên ngồi xuống được khuyên dùng trong trường hợp này.

+ Thư giãn: Nghỉ ngơi thư giãn bằng cách nghe nhạc, nói chuyện với người thân có thể giúp bà bầu phân tâm và tạm thời quên đi sự khó chịu khi cơn gò tử cung xuất hiện.

+ Dùng tinh dầu: Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng một số tinh dầu có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giúp mẹ giảm đau, giảm sự co thắt khi chuyển dạ. Một số dầu thơm hữu ích gồm:  hoa cúc, oải hương, khuynh diệp, trà xanh, bưởi…

+ Tắm nước ấm: Nước ấm có thể giúp giảm đau khi chuyển dạ. Cơn đau làm căng các cơ trên cơ thể, khiến mẹ bầu khó chịu. Tắm vòi hoa sen với nước ấm, kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ giúp các mẹ giảm đau.

Cơn gò là biểu hiện thông thường của thai kỳ. Nếu mẹ bầu 4 tháng hay bị gò bụng kèm theo những dấu hiệu bất thường hãy nhanh ghé các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Chúc mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh!

>>> Xem thêm: Thai 15 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm?

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago