Giai đoạn trước tuổi đi học là khoảng thời gian từ khi trẻ sinh ra đến khi được 3 tuổi. Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất của đời người, rất nhiều khả năng cơ bản cần được cha mẹ giáo dục ngay từ bây giờ
Phân tích sự hình thành phẩm chất đạo đức của con người có ba nhân tố: nhận thức, tình cảm và hành vi. Trẻ ở giai đoạn tiền đi học trình độ nhận thức đối với các sự vật tương đối thấp, rất nhiều lý lẽ trừu tượng chưa thể lý giải được, chỉ có thể hiểu mức độ đúng sai tương đối trực tiếp, đơn giản và có thể rèn luyện thói quen hành vi ban đầu của việc ứng xử như: lịch sự, lương thiện, thật thà… khả năng bắt chước của trẻ cao, trong xã hội có rất nhiều việc vô tình ảnh hưởng đến trẻ, nếu không chủ động dạy thì trẻ sẽ học được rất nhiều thói quen xấu một cách tự nhiên. Do vậy, giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ phải tỉ mỉ, cẩn thận mới có thể đưa được nội dung giáo dục thẩm thấu vào toàn bộ cuộc sống của trẻ, tuyệt đổi không chỉ dựa vào lý thuyết, giảng đạo lý mà có hiệu quả.
Giáo dục trí óc ở thời kì sớm của trẻ quan trọng không chỉ là truyền thụ những kiến thức khoa học sâu xa mà phải coi sự phát triển trí óc của trẻ là trọng điểm, tức là phát triển khả năng chú ý, khả năng quan sát, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng, và khả năng diễn đạt lời nói của trẻ. Giáo dục trí óc của trẻ ở giai đoạn tiền đi học là tạo cơ sở cho việc phát triển sau này. Những sai sót ở thời kì này về sau sửa chữa vô cùng khó khăn, thậm chí không có cách nào để bù đắp. Một người nếu như không có cơ hội luyện nói trong giai đoạn tiền đi học, khi trưởng thành dù bỏ ra rất nhiều công sức cũng không thể đạt được trình độ khẩu ngữ như người bình thường. Cha mẹ phải chuẩn bị bồi dưỡng cho trẻ từ trí óc, thói quen học tập, cảm hứng học tập…, không chỉ dựa vào việc biết bao nhiêu chữ, biết làm một số bài toán để làm tiêu chuẩn cho trí tuệ của trẻ.
Rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh và khả năng sinh hoạt độc lập tốt, phát triển các động tác cơ bản của trẻ như : chạy, nhảy, leo trèo, đạp xe… Chỉ bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc, nuôi dạy, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ vẫn chưa đủ, mà phải triển khai các hoạt động thể dục nhất định, giúp cho xương cốt, cơ bắp và các phủ tạng trong cơ thể trẻ được tập luyện, nâng cao khả năng thích ứng và rèn luyện các chức năng.
Dạy thẩm mỹ cho trẻ chính là phải rèn luyện cho trẻ biết thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống một cách có ý thức và dạy kĩ xảo kĩ năng ban đầu cho trẻ, để thể hiện được cảm nhận cái đẹp của mình thậm chí tiến hành một số sáng tạo nào đó. Hình thức nghệ thuật có đặc điếm là hình tượng, sinh động, đa số đều dùng âm thanh màu sắc hoặc tư thế động tác để miêu tả, phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ trước tuổi đi học.
Vì vậy hình thức nghệ thuật có thể hấp dẫn sự chú ý của trẻ, dễ làm cho trẻ cảm nhận được sự lôi cuốn, như các bài hát, điệu nhạc, điệu múa, thơ ca, tác phẩm văn học… Tuy nhiên, trình độ hiểu biết và thưởng thức của thời kì sớm. Rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh và khả năng sinh hoạt độc lập tốt, phát triển các động tác cơ bản của trẻ như: chạy, nhảy, leo trèo, đạp xe… Chỉ bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc, nuôi dạy, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ vẫn chưa đủ, mà phải triển khai các hoạt động thể dục nhất định, giúp cho xương, cơ bắp trẻ được tập luyện, nâng cao khả năng thích ứng và rèn luyện các chức năng.
Môi trường xung quanh và hành vi ngôn ngữ của con người đều ảnh hưởng sâu sắc đối với việc rèn luyện cảm nhận thẩm mỹ cho trẻ. Vì vậy những cử chỉ, hành vi và trang phục của người lớn đều rất quan trọng.
Tham khảo thêm tại đây.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…