Categories: Mẹ và Bé

Viêm mũi dị ứng và các triệu chứng hay gặp ở trẻ

Giai đoạn sơ sinh, trẻ cần thời gian để thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài, nên khó tránh khỏi mắc phải các bệnh thông thường về tai, mũi, họng. Tuy nhiên, với các bệnh dị ứng thì ba mẹ không nên lơ là dù có thể chỉ là triệu chứng thông thường.

Nhất là với bệnh viêm mũi do dị ứng gây ra. Dù dị ứng có thể tự khỏi ở người lớn nhưng với cơ thể non nớt của trẻ thì để miễn dịch lại dị ứng là một điều hết sức khó khăn, nên chỉ cần một chút lơ là của ba mẹ trong quá trình chăm sóc sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc lên sức khỏe của con cũng như sự phát triền về lâu về dài của bé.

Để hiểu rõ hơn về chứng viêm mũi dị ứng. Phụ huynh hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

1. Lý do vì sao trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng?

Khác với người lớn, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên yếu tố gây bệnh và yếu tố bảo vệ có sự chênh lệch khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Đây chính là một trong những nguyên do lý giải vì sao trẻ là đối tượng có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao. Tuy nhiên, cũng có 1 số yếu tố khác dẫn đến tình trạng này ở bé như:

– Do trẻ bị dị ứng thời tiết: vào thời điểm giao mùa, thời tiết có sự thay đổi bất thường, nóng lạnh đột ngột khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi làm nguy cơ xuất hiện viêm mũi dị ứng ở trẻ tăng lên nhanh chóng.

– Do trẻ tiếp xúc với các di nguyên gây nên dị ứng: động vật luôn là đối tượng thu hút sự chú ý và yêu thích của trẻ nhỏ. Bắt nguồn từ sự hiếu động, khi tiếp xúc với lông chó mèo hay phấn hoa, bào tử nấm… sẽ gây nên tình trạng dị ứng và lâu dần sẽ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ.

– Do trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp: Khi trẻ mắc một số bệnh như viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng… gây kích niêm mạc mũi, dễ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi dị ứng

Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ có những sự thay đổi bất thường biểu hiện ra bên ngoài. Cha mẹ cần lưu ý để nhận biết bệnh ngay trong thời gian đầu để tìm cách điều trị sớm như:

– Ngứa mũi: đây là triệu chứng đầu tiên, điển hình nhất. Có thể nói, trong hầu hết các bệnh dị ứng thì đều xuất hiện hiện tượng ngứa. Niêm mạc bị kích ứng nên trẻ cũng gặp thêm triệu chứng hắt xì hơi nhiều lần.

– Ngẹt mũi, chảy nước mũi: khi bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ bị chảy nước mũi liên tục, nước mũi trong là một trong những dấu hiệu phân biệt với bệnh viêm xoang. Cùng với đó, trẻ sẽ bị ngạt mũi, khó thở, thở khò khè.

– Một số dấu hiệu khác như: trẻ biếng ăn, chảy nước mắt, đau họng…. Nếu con bạn gặp phải những triệu chứng trên thì có thể chúng đang bị viêm mũi và cần được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, khi bị viêm mũi dị ứng, trong các bữa ăn hoặc trong lúc bú, trẻ dễ bị hắc hơi liên tục gây ra hiện tượng nôn trớ hoặc ọc sữa. Trong những trường hợp như thế, mẹ không nên tiếp tục cho trẻ bú hoặc ăn tiếp mà nên ngưng lại, dành cho bé 1 khoảng thời gian thích hợp để nghỉ ngơi từ 30 phút – 1 tiếng để bé bình tĩnh và phục hồi sức khỏe. Trong thời gian này, mẹ nên dùng khăn sạch vệ sinh khoang miệng cho bé, để giúp bé lấy lại vị giác.

3. Hệ lụy của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi di ứng có thể gây nên một số bệnh liên quan như: viêm mũi mãn tính, viêm xoang, viêm tai mũi họng… Do vậy, nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm trong giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ sau này.

Điều quan trọng trong thời gian chữa trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ chính là tăng cường sức đề kháng bằng cách cho trẻ sử dụng men vi sinh. Trẻ chỉ có được hệ miễn dịch khỏe mạnh khi chúng có một hệ tiêu hóa tốt, khả năng bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể tốt và hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Lợi khuẩn có trong men vi sinh có khả năng bảo đảm được tất cả điều đó bởi chúng ngăn ngừa sự phát triển của các hại khuẩn, lấy lại sự cân bằng trong đường ruột. Những loại men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng.

4. Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau:

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý 0.9% có bán tại các tiệm thuốc, dùng để rửa sạch hốc mũi cho trẻ. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2-3 lần để loại bỏ vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.

Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng: Khi trẻ mắc bệnh, tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ để có sự hướng dẫn điều trị tốt nhất. Ngoài ra, phụ huynh còn nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây về những bệnh phổ biến ở trẻ như bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago