Categories: Mẹ và Bé

Vệ sinh dụng cụ bú của trẻ sơ sinh

Ngoài việc dùng đúng liều lượng trong việc pha chế sữa dành cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ cũng cần lưu ý giữ gìn vệ sinh các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với miệng trẻ.

Khi quyết định cho bé bú bình, điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm chính là chọn đúng loại sữa dành cho trẻ ở giai đoạn sơ sinh, chứa đầy đủ dưỡng chất. Tiếp theo, cần phải biết rằng hệ tiêu hóa của trẻ bây giờ là rất yếu, không giống như người lớn chúng ta nên rất dễ bị nhiễm khuẩn và dẫn đến những trạng thái nguy hiểm.

Vi khuẩn thường trú ngụ ở bề mặt các núm vú giả, bình còn dư sữa hoặc trên nắp phụ của bình. Để đảm bảo an toàn, gia đình và người thân cần vệ sinh những dụng cụ cho bé bú, rửa tay hoặc vệ sinh những nơi bé nằm, không khí trong nhà cũng cần sạch sẽ.

Rửa sạch các dụng cụ cho bé

Núm vú, bình sữa và những dụng cụ khác phải được rửa sạch sẽ bằng tay hay bằng máy. Với những bé dưới 1 tuổi, tất cả đồ dùng cho bé bú phải được khử trùng trước khi dùng.

Cách rửa bằng máy

Một cách rửa hiệu quả khác là cho tất cả dụng cụ dùng cho bé bú vào một máy rửa, sau đo sấy khô bằng nhiệt độ nóng. Nhiệt độ nóng có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Nhưng hãy cẩn thận vì núm vú cao su có thể bị nóng chảy dưới nhiệt độ cao. Do đó, bạn nên luộc riêng núm vú trong một cái nồi khác để khử trùng.

Cách rửa bằng tay

1. Bạn hãy thả tất cả những gì đã xúc qua nước: Bình, núm vú cao su, nắp đậy, vòng đệm, đĩa tròn, bình đong, quặng (phễu), muỗng và dao vào trong nước nóng có pha xà bông. Rửa kỹ càng.

2. Bạn hãy cọ bên trong các bình sữa đế tẩy rửa hết vết sữa cũ còn lại. Cọ kỹ càng chung quanh cổ chai, và cả lằn đường xoáy để vặn nắp cho trơn tru.

3. Bạn hãy xát muối bên trong các núm vú cao su và làm cho muối đó di chuyển bằng cách bóp và nặn đầu núm vú: Động tác cọ sát sẽ làm sạch đi hết không còn vết sữa cũ nào nữa.

4. Tráng các bình, núm vú cao su và các dụng cụ khác kỹ càng dưới vòi nước. Bạn hãy sử dụng một cái ghim đề làm thông các lỗ trong núm vú.

Cách tiệt trùng và giữ vệ sinh tốt

Sữa khi còn nóng và được để dưới nhiệt độ bình thường là một môi trường nuôi cấy lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy và ói mửa. Bệnh này tuy không nghiêm trọng đối với trẻ đã lớn, nhưng lại có thể đe dọa tính mạng các bé sơ sinh. Trước khi pha sữa cho bé bạn nhổ phải rửa tay cho thật sạch sẽ.

Đối với các bé dưới sáu tháng tuổi, phải khử trùng bình sữa và những vật dụng dùng cho bé bú khác bằng cách nấu sôi hoặc ngâm vào thuốc khử trùng. Bạn có thể mua bộ đồ hấp khử trùng hoặc bộ hấp bằng vi sóng được thiết kê đặc biệt để khử trùng chai sữa. Giữ các chai sữa theo công thức đã pha sẵn trong tủ lạnh (không được để nơi cửa tủ) và sử dụng trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Dụng cụ dùng tiệt trùng

Thiết bị khử trùng phải kèm theo một phao nổi để giữ vật dụng bên trong chìm xuống dưới.

Nồi hấp tiệt trùng: Với thiết bị này bạn có thể khử trùng nhiều chai sữa cùng một lúc.

Thuốc khử trùng: Bạn có thể dùng thuốc này để khử trùng các dụng cụ của bạn.

Khử trùng những vật dụng dùng cho bé bú

Phương pháp nấu sôi:

Bạn phải khử trùng tất cả những vật dụng dùng cho bé bú bằng cách luộc trong nước sôi hay ngâm trong dung dịch thuốc khử trùng.

Nếu bạn áp dụng phương pháp luộc sôi, thì bạn nên rửa sạch tất cả rồi luộc sôi trong năm phút. Sau đó dùng kẹp để gắp chúng ra, rồi để nguội hẳn.

Khử trùng bằng thuốc:

Nếu sử dụng thuốc khử trùng, bạn nên đổ nước lạnh vào đầy xô, sau đó bỏ thêm thuốc tiệt trùng viên hoặc dạng lỏng vô. Khi các viên thuốc đã hoà tan, bạn hãy thả các vật dụng vào, nhận cho nước vô đầy các bình để chúng khỏi nổi lên, sau đó vớt ra. Nếu cần thiết, có thể rửa lại bằng nước nóng và lau khô bằng khăn giấy.

Qua bài viết trên hy vọng các mẹ thấy được tầm quan trọng trong việc vệ sinh các dụng cụ cho bé bú. Ngoài ra cũng cần lưu ý trong việc chọn các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh khi trên thị trường hiện nay đã có quá nhiều loại. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh sau thời gian thai kỳ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago