Hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu và chưa được hoàn thiện, vì vậy, mẹ cần bổ sung cho bé những món ăn dễ hấp thu và giàu chất dinh dưỡng. Dưới đây sẽ là một số phương pháp và kỹ xảo quan trọng mà mẹ cần biết khi làm các món ăn bổ sung cho trẻ.
Đây được xem là thực phẩm dễ kiếm mà lại giàu chất dinh dưỡng mà mẹ cần bổ sung cho bé. Lòng đỏ trứng có chứa protein, chất béo, canxi, sắt.. hỗ trợ cho sự phát triển của não, xương và cơ, cùng các tế bào thần kinh của bé. Món ăn này có rất nhiều cách để chế biến, mẹ có thể luộc chín trứng, sau đó lấy lòng đỏ rồi dùng thìa nghiền nhuyễn, bắt đầu mỗi ngày một nửa. Lúc đầu, mẹ nên tập cho bé ăn khi bé đã được hơn 4 tháng, tiếp sau đó thì tăng khẩu phần ăn của bé lên mỗi ngày một lòng đỏ trứng khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn. Ngoài ra mẹ có thể dùng lòng đỏ để kết hợp chế biến nhiều món cho bé khi bé đã bắt đầu ăn dặm như cháo, súp… để bé được thay đổi khẩu vị và không bị ngán.
Rau xanh có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Đây là thực phẩm rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp phòng chống táo bón, thanh lọc và giảm độc tố trong đường tiêu hóa… Việc chế biến rau xanh cho bé thì mẹ cần cẩn thận và kĩ lưỡng một tí. Vì có rất nhiều loại rau bị nhiễm thuốc trừ sâu cho nên mẹ cần chọn lựa những loại rau xanh non, sạch, trước khi nấu thì mẹ nên rửa sạch và ngâm qua muối cho an toàn. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể xay nhuyễn, loại đi những cọng cứng, cho cùng với nước rau vào nồi, cho thêm dầu thực vật và muối, nấu cho đến khi thành bột rau, sau đó để nguội nhưng vẫn còn ấm rồi cho bé ăn. Sau khi khả năng hấp thụ của bé được tốt hơn thì mẹ có thể kết hợp xay rau nấu với thịt cũng xay nhuyễn để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé. Khi bé được hơn 1 tuổi thì nên tập cho bé ăn rau nấu canh để bé có thể rèn luyện được thói quen ăn rau sau này.
Cá là một thực phẩm giúp trẻ thông minh và sáng mắt. Trong cá có chứa nhiều protein, DHA, canxi… đồng thời rất dễ tiêu hóa. Trước khi chế biến mẹ nên loại bỏ xương và vảy cá đi rồi rửa sạch. Cách nấu bột cá cho bé ăn dặm là thêm dầu thực vật và muối, nấu chín, khuấy đến khi nhuyễn. Mẹ có thể chọn cá chép hoặc cá trắm cỏ. Sau khi bé phát triển hơn mẹ có thể chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng lưu ý là nên loại bỏ xương kĩ trước khi cho bé ăn để tránh tình trạng bé bị hóc xương, rất nguy hiểm.
Đây là món ăn giàu protein, ít chất béo, vị rất thơm ngon, bé rất thích ăn. Cách làm món ăn này cũng rất đơn giản, mẹ nên chọn những loại thịt tươi ngon, sau đó rửa sạch thái chỉ, thêm gia vị, hấp hoặc rang chín đều được.
Món ăn này có vẻ nghe rất lạ nhưng lại rất bổ dưỡng dành cho bé. Tảo rất giàu protein, sắt, photpho, canxi, ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng iot, silic, mangan, kẽm, vitamin B, C… Cách làm món ăn này dễ ăn nhất là nấu canh, mẹ nên rửa sạch rồi thái nhỏ, chia thành nhiều lần cho bé ăn.
Vì tảo có vị tanh nên nhiều khi bé sẽ không thích ăn nên mẹ có thể bổ sung bằng cách khác đó là sữa. Hiện nay trên thị trường có rất một số loại sữa cho bé có bổ sung tảo biển vào trong thành phần dinh dưỡng để hỗ trợ cho bé phát triển tốt nhất như dòng sữa Optimum Gold có tảo tinh khiết bổ sung DHA cho bé thông minh hơn. Vì đã được qua những giai đoạn chế biến kĩ lưỡng nên bé sẽ dễ dàng hấp thụ mà không còn nghe thấy mùi tanh của tảo nữa.
Ngoài những món ăn trên thì mẹ nên tìm hiểu thêm một vài món ăn khác nữa để bổ sung vào khẩu phần ăn của bé thêm đa dạng như: tôm, cua, trái cây, các loại đậu,… Để bé yêu phát triển thật khỏe mạnh hãy là một người mẹ thật tinh tế nhé!
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…