Chủ yếu là khi mẹ hoặc con mắc một loại bệnh nào đó, hoặc đang ở vào một giai đoạn nào đó của bệnh. Lúc đó cần cân nhắc tới sức khỏe và sự an toàn của mẹ và con, không thể cho con bú mẹ. Do vậy, trước khi đưa ra sự chọn lựa và so sánh giữa cái lợi và cái hại của nó, không thể đơn giản áp dụng biện pháp cứ có bệnh là ngừng cho trẻ bú ngay lập tức.
Nhưng tất cả những bệnh này khi chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của gan thì người mẹ hoàn toàn vẫn có thể cho con bú bình thường.
Thời kì mang thai hoặc sau khi sinh, người mẹ mắc các bệnh nghiêm trọng phải chữa trị thì nên tạm thời ngừng cho con bú. Trong một số tình huống cho phép, các bác sĩ sẽ vắt sữa giúp để bảo đảm việc tiết sữa, đợi sau khi người mẹ khỏi bệnh lại tiếp tục cho con bú.
Bệnh về tuyến giáp trạng thường gặp, như chức năng tuyến giáp trạng phát triển mạnh, chức năng tuyến giáp trạng suy yếu, viêm tuyến giáp trạng bạch huyết mãn tính (nhiều chức năng tuyến giáp suy yếu)… thuộc về bệnh tự miễn dịch, không chỉ có sự khác thường ở chức năng tuyến giáp trạng mà còn có sự bất thường ở chức năng miễn dịch.
Trong huyết thanh có chứa nồng độ cao, các kháng thể chống lại nhân tố kháng khuẩn protein ở tuyến giáp trạng và kháng thể chống lại vi lập thể, những kháng thể này có thể theo nhau vào cơ thể thai nhi, gây suy yếu chức năng tuyến giáp trạng ở trẻ sơ sinh.
Do chức năng miễn dịch của người mẹ có thay đổi sau khi sinh, có thể khiến bệnh kháng giáp và suy giáp càng nặng. Sữa mẹ có khả năng cô đặc iốt, như suy giáp, viêm tuyến giáp trạng mãn tính ở người mẹ qua sữa sẽ gây ảnh hưởng cho việc cung cấp iốt tới trẻ, dẫn tới trẻ thiếu iốt, khiến chức năng tuyến giáp trạng suy yếu và gây cản trở cho sự phát triển của xương và não. Do vậy, nếu mắc bệnh này, người mẹ không nên cho con bú.
Người mắc bệnh kháng giáp, bệnh thường sẽ nặng hơn sau khi sinh, cần tăng lượng thuốc điều trị chống lại tuyến giáp trạng, thuốc có thể qua sữa ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp trạng của trẻ. Người mẹ uống iốt mang tính phóng xạ để chữa trị, loại thuốc này cũng có thể theo sữa vào cơ thể trẻ, khiến chức năng tuyến giáp trạng của trẻ suy yếu. Do vậy, những sản phụ mắc bệnh phải uống thuốc chữa trị hãy tuyệt đối đừng cho bé bú.
Mặc dù sữa mẹ đã được chứng minh là thực phẩm bổ dưỡng nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vì một số trường hợp ngoài ý muốn xuất phát cả từ người mẹ lẫn đứa trẻ mà tuyệt nhiên không nên cho con bú sữa mẹ. Thay vào đó, cần có các biện pháp cung cấp dinh dưỡng khác cho trẻ theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu trẻ đã bước qua tháng thứ 5 trở đi, có cơ địa phát triển ổn định thì mẹ hãy tăng cường bổ sung dinh dưỡng qua bột ăn dặm và các thực phẩm giàu vi chất nhé.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…