Categories: Mẹ và Bé

NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ KHI BÚ SỮA MẸ

Chúng ta đều biết rằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng với những người lần đầu làm mẹ, tìm hiểu những thông tin sau chưa bao giờ là thừa.

1. Trẻ “vàng da do sữa mẹ” vẫn có thể cho bú mẹ?

“Vàng da do sữa mẹ” là một loại bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh nhưng không nghiêm trọng lắm. Nguyên nhân không rõ rệt nhưng đa số học giả cho rằng, một loại chất nào đó trong sữa mẹ làm tăng bilirubin trong máu của trẻ. Trong khi đó gan của trẻ mới sinh chưa phát triển hoàn thiện và không làm việc nhanh đủ để loại bỏ bilirubin khỏi dòng máu, dẫn tới bệnh này.

Trẻ mắc bệnh vàng da sơ sinh, không ảnh hưởng nhiều tới sự sinh trưởng phát triển của trẻ, thể trọng vẫn tăng bình thường, phản ứng tốt, không có bất cứ một triệu chứng đặc biệt nào. Sau khi ngừng bú bệnh vàng da biến mất, dù cho bú tiếp vẫn không sao. Bởi vậy, có người cho rằng gặp phải những trẻ mắc bệnh “Vàng da do sữa mẹ” không nhất thiết phải ngừng cho con bú.

Nếu vàng da tương đối nặng, không thấy giảm, có thể dừng bú mẹ 1-4 ngày, hoặc cho bú nhiều lần nhưng bú với lượng ít, cũng có thể cho bú sữa của bà mẹ khác; không nên thay thế bằng các loại sữa công thức khác. Trong thời gian ngừng bú mẹ có thể hút sữa mẹ bằng dụng cụ hút sữa, để đảm bảo sữa mẹ tiết ra đủ, đợi bệnh vàng da giảm, lại tiếp tục cho bú.

2. Đại tiện phân màu xanh lá cây có phải là triệu chứng do không đủ sữa?

Rất nhiều trẻ khi đại tiện phân có màu xanh lá cây. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải trẻ bị bệnh. Màu sắc của phân có mối quan hệ mật thiết với sự biến đổi hóa học của nước mật.

Nước mật là do gan tiết ra, tế bào gan liên tục tiết ra nước mật, nước mật vào trong ống mật, lại qua ống mật vào trong ruột non. Màu sắc của nước mật có liên quan tới nồng độ và các loại sắc tố gan hàm chứa trong nó, có thể từ màu vàng tới màu xanh lá cây đậm. Sắc tố gan bao gồm sắc tố đỏ và sắc tố xanh lá cây, giữa chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Nước mật ở trong ruột non có chứa sắc tố đỏ và sắc tố xanh lá cây của gan, khiến phân có màu vàng xanh. Khi phân đưa tới kết tràng, sắc tố xanh lá cây vẫn còn tác dụng ban đầu, lại chuyển thành sắc tố đỏ. Lúc này phân có màu vàng. Phân của trẻ bú mẹ mang tính axit, dưới tác dụng của vi khuẩn ở ruột, một bộ phận sắc tố đỏ chuyển thành sắc tố xanh lá cây, khiến phân bài tiết ra có màu xanh nhạt. Đây là hiện tượng bình thường. Phân của những trẻ uống sữa bò lại mang tính kiềm nên thường có màu vàng nhạt.

Vì sữa mẹ rất lành tính cho trẻ sơ sinh, so với các loại sữa khác trên thị trường thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bé, nên khi trẻ có dấu hiệu mắc các loại bệnh liên quan tới việc bú sữa mẹ đều đa phần không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng mà ngưng cho con bú, đánh mất nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

11 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

11 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

12 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago