Categories: Mẹ và Bé

Nguyên nhân và cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trớ sữa ở trẻ sơ sinh là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ, nhưng lại khiến những người lần đầu làm ba mẹ hết sức lo lắng và muốn tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh.

Thấu hiểu những điều lo lắng ấy, bài viết sau đây sẽ giúp phụ huynh giải đáp thắc mắc cũng như những điều còn băn khoăn về trẻ sơ sinh.

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa

Trớ sữa là một trong những triệu chứng thường gặp của giai đoạn sơ sinh, có thể do đặc điểm giải phẫu sinh lý hoặc do nuôi dưỡng không phù hợp gây ra, đồng thời có thể là triệu chứng chủ yếu của nhiều bệnh và dị tật đường tiêu hóa bẩm sinh. Nếu không được xử lý phù hợp thì trớ sẽ dễ bị lọt vào đường khí quản, gây ngạt thở cho bé hoặc gây viêm phổi có tính hít vào. Nguyên nhân chủ yếu gây ra trớ gồm có:

– Dạ dày của bé ở mức độ cân bằng, căng cơ tâm vị yếu, căng cơ hậu vị mạnh, dễ khiến cho tâm vị bị thả lỏng, làm thức ăn trong dạ dày trào lên khoang miệng.

– Tế bào chất của đại não chưa phát triển hết, kiểm soát của trung khu thần kinh đối với trớ yếu, đồng thời dung lượng dạ dày nhỏ, dễ gây trớ.

– Sau khi bé bị nhiễm lạnh cũng có thể bị trớ.

– Nuôi dưỡng không phù hợp: nhiệt độ và nồng độ của sữa bình quá cao hoặc quá thấp cũng khiến bé bị trớ. Ngoài ra, sau khi bú sữa lại đặt bé nằm thẳng hoặc lật bé quá nhiều; hoặc khi nuôi bé bằng sữa ngoài, do lỗ ở đầu bình sữa quá to gây ra bệnh chảy sữa.

– Liên quan đến bệnh tật: bé có thể bị bệnh nội ngoại khoa (như dị tật đường tiêu hóa hoặc phát triển không bình thường, bệnh có tính truyền nhiễm, hội chứng dưới hầu…), có thể là nguyên nhân gây ra trớ.

2. Cách chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các biện pháp chủ yếu là: giảm bớt những kích thích không cần thiết đối với bé, đặc biệt là sau khi vừa cho bé ăn, tránh làm bé khóc gây ra nôn trớ; để nửa thân trên của bé lên cao 30 độ, nằm nghiêng trái phải hoặc nằm với tư thế đầu hơi nghiêng bên phải, để tránh việc bé nôn trớ lọt vào đường hô hấp, gây ngạt thở hoặc viêm phổi mang tính hít vào và tránh chứng chảy sữa gây ngạt; cho ăn uống hợp lý, cố gắng kiên trì nuôi bé bằng sữa mẹ và cho lượng sữa mỗi lần ăn ít, tăng số lần cho ăn; nếu bé có bệnh nội, ngoại khoa, thì cần tích cực điều trị bệnh nguyên phát.

Đặc biệt khi bé được khoảng 1 tuổi thì có thể tự chọn loại thức ăn mà mình thích, lúc này bé rất dễ có thói quen như thích ăn đồ ngọt hơn; thích ăn thịt hơn, thích ăn cá hơn, không ăn rau; thích ăn những đồ cay, mặn. Việc kén chọn thức ăn trong thời gian dài dễ khiến cho bé mất cân bằng dinh dưỡng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và sức khỏe của bé. Chính vì điều này, nhiều phụ huynh đã cố thúc ép bé ăn, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ.

3. Vì sao không nên cho trẻ dùng thức ăn quá bổ

Khi bé đang ở giai đoạn phát triển và có thể ăn dặm, việc cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung hợp lý cho nhu cầu phát triển của cơ thể và trí lực là hết sức quan trọng. Tuy nhiên nếu bổ sung không hợp lý, dễ bị phản tác dụng.

– Tác hại khi quá nhiều nhân sâm: trẻ khỏe mạnh mà cho uống quá nhiều nhân sâm thì sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch và sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị các bệnh truyền nhiễm; dễ xuất hiện các triệu chứng cường giáp hệ thần kinh như hưng phấn, dễ cáu gắt, buồn phiền, mất ngủ… Nếu dùng nhân sâm nhiều trong thời gian dài còn có thể gây dậy thì sớm, suy giảm khả năng co bóp của tim, huyết áp thấp và đường trong máu thấp, người nào bị nặng hơn thì còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

– Nếu bổ sung canxi quá nhiều có thể gây huyết áp thấp: lượng canxi bổ sung cho bé quá nhiều có thể khiển bé bị huyết áp thấp, đồng thời có nguy cơ mắc bệnh tim sau này. Vì vậy cần bổ xung canxi dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được dung nạp quá nhiều hoặc bổ sung không đủ.

– Tác hại của bổ sung kẽm quá nhiều: việc bổ sung kẽm quá nhiều sẽ làm suy giảm sự thèm ăn của bé, đau bụng trên, tê liệt dây thần kinh thậm chí gây suy thận cấp tính. Việc bổ sung kẽm cho bé cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ, xác định được liều lượng một cách khoa học, đảm bảo an toàn và đáng tin cậy.

– Bổ sung dầu cá quá nhiều sẽ gây ra chứng canxi trong máu cao: dầu cá có chứa nhiều vitamin D, vitamin A. Việc dung nạp vitamin D quá nhiều khiến sự hấp thụ canxi trong cơ thể bé tăng lên, gây ra chứng canxi cao trong máu, có biểu hiện là ghét ăn, thể hiện thờ ơ, da khô, nôn trớ, ăn nhiều tiểu nhiều, cân nặng giảm.

– Ăn quá nhiều đường sẽ khiến cảm xúc không ổn định, hay khóc, hay cáu gắt, dễ kích động, ngủ kém, thường tỉnh giấc khi mơ, sự chú ý không tập trung, sắc mặt trắng bệch, sức đề kháng giảm, dễ bị cảm, viêm phổi, tiêu chảy, trướng bụng, ghét ăn, nôn trớ, phù nước, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch…

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác giúp khắc phục tình trạng trớ sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago