Món ăn nào và sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh là một trong những thắc mắc của các bậc cha mẹ trong giai đoạn nuôi con nhỏ. Để giảm bớt nỗi lo toan của bố mẹ, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin có liên quan đến nguồn dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời của trẻ nhỏ.
Nguyên liệu: Bột gạo xay sẵn 10g, nước 100ml.
Cách làm:
– Bột gạo ngâm nước khoảng 15 phút. Cho bột gạo vào xoong, bắc lên bếp đun to lửa cho sôi, sau đó chuyển nhỏ lửa vừa đun vừa quấy đều tay cho đến khi bột chín nhừ.
– Đổ qua rây đã vệ sinh sạch lọc lấy nước, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi xúc bón cho trẻ ăn.
(Hoặc cũng có thể chắt lấy 100ml nước cơm ra bát, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi xúc bón cho trẻ ăn thêm vào cữ bú lúc 910 giờ sáng).
Nguyên liệu: Bột gạo tẻ 10g, bột gạo nếp 5g, nước 100ml.
Cách làm:
Bột gạo tẻ, gạo nếp cho ra bát, đổ nước vào ngâm khoảng 15 phút, sau đó trút vào xoong quấy bột quấy tan đều, đun to lửa cho sôi, sau đó vặn nhỏ lửa vừa đun vừa quấy luôn tay cho đến khi bột chín sánh mịn, tắt bếp.
– Cho qua rây đã vệ sinh sạch lọc lấy nước, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi xúc bón cho trẻ ăn.
Nguyên liệu: Bí đỏ (phần ruột mềm) 20g, nước 100ml.
Cách làm: Bí đỏ rửa sạch, cho vào xoong bột cùng với nước bắc lên bếp đun chín nhừ, gắp miếng bí ra bát đùng muôi dằm nhuyễn, hòa nước luộc bí vào quấy tan đều, cho qua rây lọc kỹ, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi xúc bón cho trẻ ăn.
Nguyên liệu: Khoai lang mật (bỏ vỏ) 20g, nước 100ml.
Cách làm: Khoai rửa sạch, cho vào xoong bột cùng với nước bắc lên bếp đun chín nhừ, gắp khoai ra bát dùng muôi dằm nhuyễn, hòa nước luộc khoai vào quấy tan đều, cho qua rây lọc kỹ, để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi xúc bón cho trẻ ăn.
Nguyên liệu: Bí đao (phần ruột đã gọt bỏ vỏ, ruột, hạt) 20g, nước 100ml.
Cách làm:
Bí rửa sạch, cho vào xoong bột cùng với nước bắc lên bếp đun chín nhừ.
Gắp miếng bí ra bát dùng muôi dằm nhuyễn, hòa nước luộc bí vào quấy tan đều, cho qua rây lọc kỹ.
– Để nguội bằng nhiệt độ cơ thể rồi xúc bón cho trẻ ăn.
Thực đơn cho trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tháng tuổi
Ngày tháng
| Ngày thứ 7 | Ngày thứ 2 | Ngày thứ 3 | Ngày thứ 4 | Ngày thứ 5 | Ngày thứ 6 | Ngày thứ 7 |
Sàng | Cơm, nước | Cơm nước | Nước rau | Nước rau | Bột khoai tây, bí đỏ | Bột khoai tây, bí đỏ | Bột cải bó xôi, chuối chiên |
Thực đơn cho trẻ sơ sinh từ 7 – 9 tháng tuổi
Giờ | Thứ 2,4 | Thứ 3, 5 | Thứ 6, chủ nhật | Thứ 7 |
6h | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
8h | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm |
10h | Chuối tiêul /3 đến 1/2 quả | Đu đủ 100g | Hồng xiêm 1 quả | Xoài 100g |
11h | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
Bú mẹ |
14h | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm |
16h | Nước trái cây 50-100g | Nước trái cây: 50-100g | Nước trái cây: 50-100g | Nước trái cây: 50-100g |
18h | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm |
7 9h đến sáng hôm sau | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
Thực đơn cho trẻ sơ sinh từ 10 – 12 tháng tuổi
Giờ | Thứ 2, 4 | Thứ 3, 5 | Thứ 6, chủ nhật | Thứ 7 |
6h | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
8h | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm |
10h | Chuối tiêu 1 quả | Đu đủ 200g |
Hổng xiêm 1 quả | Xoài 200g |
11h | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
14h | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm |
16h | Nước quả | Nước quả | Nước quả | Nước quả |
18h | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm | Bột ăn dặm |
19h đến sáng hôm sau | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
Sữa mẹ là sữa tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, không cần cho trẻ ăn thêm bất cứ thứ gì, bởi lúc này bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, nhu cầu dinh dưỡng là rất lớn, chỉ có sữa mẹ là thức ăn lí tưởng đáp ứng được. Đối với trường hợp bất khả kháng mà trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, thì cho trẻ bú các loại sữa bột pha theo công thức.
So với sữa bò, sữa mẹ ưu việt hơn nhiều, bởi sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có nhiều lactose gấp hai lần sữa bò, cần thiết cho sự phát triển của thần kinh và giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng, nên trẻ bú sữa mẹ tăng cân nhanh hơn bú sữa bò.
Chất béo trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A và D, cùng với axit béo thiết yếu là axit linoleic, đóng vai trò sống còn cho sự phát triển của hệ thần kinh và chức năng mô. Vitamin ở sữa mẹ cao gấp hai lần sữa bò nên bú mẹ không bao giờ bị thiếu vitamin A.
Ngoài ra, sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thực phẩm nào có thể thay thế được, đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là các kháng thể IgA phòng bệnh cho người, bạch cầu kháng khuẩn, interferon kháng virus… có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn, nhờ vậy mà trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh, ít bị dị ứng, ezema như ăn sữa bò.
Tóm lại, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ vì có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu với tỉ lệ thích hợp có lợi cho sự hấp thu và phát triển cơ thể của trẻ, phòng ngừa hữu hiệu suy dinh dưỡng, lại kinh tế, tăng sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Khi cho trẻ bú sữa mẹ cần tùy thuộc vào yêu cầu của trẻ, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn. Người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn, cho trẻ bú hết bầu này mới chuyển sang bầu kia.
Trong trường hợp mẹ bị ốm nặng hay mắc một số bệnh buộc phải cách li trẻ, không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng bình hoặc cốc.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Món ăn nào và sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh?”
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…