Sơ sinh là giai đoạn cơ thể trẻ non nớt và cần được chăm sóc đặc biệt cẩn thận và kỹ lưỡng. Để hiểu hơn về điều này, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Ba mẹ chỉ có thể chăm sóc con cái tốt nhất khi học biết lắng nghe cơ thể con mình.
Thời kỳ sơ sinh là giai đoạn từ khi trẻ sinh ra cho đến hết tuần thứ tư sau đẻ. Đây là thời kỳ chuyển tiếp cuộc sống trong tử cung hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ của thai nhi sang cuộc sống tự lập bên ngoài tử cung của trẻ.
Khi bé mới sinh, da bé màu phấn hồng, trên da có lớp mỡ mỏng bao phủ, sau khi tắm lớp mỡ này sẽ bị mất đi.
Chiều cao trung bình của bé là 50cm, trọng lượng khoảng trên dưới 3.4kg. Do trong bụng mẹ bé ở tư thế cong nằm co, nên sau khi sinh chân tay bé thường ở trạng thái cong, giống như chữ “W” và chữ “M”. Ngón tay đã có độ cứng nhất định, đại bộ phận ngón tay đều có móng nhọn. Bàn chân có nhiều nếp nhăn, phân bố khắp bàn chân.
Bé trai tinh hoàn hai bên có thể thấp hơn bao tinh hoàn, bé gái môi to âm đạo có thể che phủ hoàn toàn môi bé. Các loại phản xạ thần kinh đã hoàn thiện, phản xạ thường thấy là: ôm, nắm giữ, nuốt… Khi yên tĩnh hít thở ổn định, không gấp gáp.
Trẻ mới sinh đã có phản xạ mút, sau khi bú có thể bị trớ sữa. Một tuần sau khi sinh thể trọng có thể giảm một chút nhưng không quá 10%, 5-6 ngày sau thể trọng dần tăng. Bụng của bé trong giai đoạn này rất mềm mại.
Trẻ sau khi sinh không lâu có thể đại tiện, phân có màu đen, 2-3 ngày sau chuyển màu vàng, tiểu tiện màu vàng nhạt, có lúc có màu hồng cam.
Sau 5-6 ngày thì rụng rốn, xung quanh rốn không tấy đỏ. Sau sinh 3-4 ngày, bé xuất hiện chứng vàng da sơ sinh, chủ yếu xuất hiện ở mặt, nếu trạng thái tinh thần tốt khoảng 1 tuần sau sẽ hết dần.
Trẻ sơ sinh mỗi ngày ngủ khoảng 20h, có khoảng 3h ngủ sâu không tỉnh. Dù ngủ nhiều như vậy nhưng cảm quan vốn có của trẻ sơ sinh đều đã phát triển hoàn hảo.
Thị giác: Có phản ứng mẫn cảm với ánh sáng, đặc biệt là thích nhìn ngoại hình, khuôn mặt, trong vòng 2 tuần sau khi sinh bé đã có thể phân biệt được mặt mẹ và bố.
Thính giác: Thính giác của trẻ sơ sinh đã tương đối linh hoạt, vì khi còn là thai nhi bé đã quen nghe âm thanh của người mẹ và tiết tấu mạch đập của mẹ, vì vậy khi mẹ bế cho bé bú, bé đã cảm nhận được âm thanh của cơ thể mẹ và có được cảm giác thân thiết, an toàn. Khi bé khóc, chỉ cần nghe tiếng mẹ dỗ dành là bé nín ngay. Trẻ sơ sinh còn phân biệt được độ cao thấp của âm thanh và thời gian duy trì của âm thanh.
Khứu giác: Khứu giác của trẻ sơ sinh rất mẫn cảm, khi ngửi thấy mùi thơm của sữa mẹ bé đã biết tìm đến đầu vú để đòi bú.
Vị giác: Vị giác của trẻ sơ sinh phát triển rất hoàn thiện, đối với những mùi vị khác nhau chúng có những phản ứng khác nhau. Sau khi sinh 2h bé đã có thể phân biệt mùi vị, bé cảm thấy thích thú với nước đường hơi ngọt, khó chịu với vị chua của nước chanh. Sau khi sinh vài ngày, bé gái thường thích ngọt hơn bé trai.
Xúc giác: Xúc giác của trẻ sơ sinh có tính linh hoạt cao, đặc biệt là các bộ phận như mắt, trán, miệng, bàn tay, bàn chân… Hai tay trẻ sơ sinh nắm rất chặt, khi nằm nghiêng có thể quay đầu trong 1-2 giây. Khi đỡ bé đứng thẳng, hai chân đã có thể đỡ trọng lượng một chút và bé đã có phản xạ đạp và đứng thẳng.
Cha mẹ có thể tranh thủ lúc bé tắm, bú, thay tã để kiểm tra thể trạng của bé, cũng có thể dùng khoảng cách giữa 2 lần bú để kiểm tra bé tuần tự từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.
Phần đầu: Dùng tay xoa nhẹ da đầu trẻ, cảm thấy không có cục cứng, không có vết lồi lõm. Khi bé há miệng, tìm hiểu xem trong khoang miệng có gì bất thường không. Dùng ánh sáng màu hồng chiếu trước mắt bé khoảng 30cm, quan sát xem mắt bé có nhìn theo ánh sáng đó không.
Phần cổ: Quan sát xem cổ bé có thẳng không, có cục cứng không, có cử động linh hoạt không.
Phần ngực: Quan sát xem 2 bên ngực bé có cân đối không, có chỗ nào sưng lên không. Động tác hô hấp có nhịp nhàng không, có khó thở không. Hai bên vú có tấy đỏ và có dịch không.
Phần bụng: Xem bụng bé có trướng không, sau đó dùng tay xoa nhẹ vào bụng, cảm giác có mềm không, có kết hạch không, có dịch không.
Phần đùi: Quan sát xem phán đùi bé có nhẵn không, sau đùi có vết sưng tấy không.
Cơ quan sinh dục: Kiểm tra miệng niệu đạo bé trai có hướng thẳng về phía trước không; hai bên túi tinh hoàn có đối xứng và mềm không. Kiểm tra bé gái xem có miệng niệu đạo không, miệng niệu đạo có bị sưng không.
Hậu môn: Quan sát xung quanh hậu môn có bị tấy đỏ không. Lưu ý số lần và tình trạng đại tiện, như màu sắc phân, độ mềm cứng phân…
Chân tay: Kiểm tra chân tay bé xem có đủ ngón không, hai chân có dài bằng nhau không, hai đùi có thẳng không.
Bộ phận khác: Khi tắm rửa, thay quần áo quan sát da bé xem chứng vàng da đã hết chưa, quan sát trạng thái tinh thần của bé.
Tham khảo thêm tại đây cẩm nang cho trị trớ sữa trong những tháng đầu đời của trẻ nhé!
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…