Categories: Mẹ và Bé

Khái quát về triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hay bị trớ sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước và thiếu chất dinh dưỡng, sữa  lúc này đóng vai trò quan trọng giúp khắc phục tình trạng này ở trẻ, nhất là với trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi và một số loại sữa còn hạn chế tối đa tình trạng nôn trớ trào ngược cho con.

Bài viết này sẽ giúp ba mẹ khái quát được bệnh nôn trớ ở trẻ và cách khắc phục nhé!

Nôn trớ là gì?

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và trào ra miệng, hiện tượng này có thể lành tính và không còn xảy ra khi trẻ lớn. Tuy nhiên, nôn trớ có thể là biểu hiện của những bệnh lý như bệnh đường hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản,…

Nguyên nhân gây nôn trớ?

Có nhiều nguyên nhân gây nôn trớ như phụ huynh ép trẻ ăn quá nhiều, uống sữa quá no, hoặc không điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tiếp xúc với thức ăn mới lạ, nằm liền sau khi bú. Nôn trớ còn là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến việc hấp thu các dưỡng chất hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ. Mẹ nên lưu ý tình trạng này ở trẻ để có biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn đảm bảo an toàn và hợp lý hơn.

Giải pháp cho trẻ sơ sinh hay bị trớ

Nôn trớ thường xuyên sẽ làm trẻ mệt và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do không nạp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Lúc này, ba mẹ nên chia nhỏ cử bú của trẻ ra, sử dụng các loại sữa bột giàu chất dinh dưỡng để bổ sung lại các dưỡng chất đã bị mất đi trong quá trình nôn trớ trước đó.

Đặc biệt, chất Cholin có trong sữa là yếu tố tổng hợp chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cấu trúc màng tế bào vào thần kinh, hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh, giúp ghi nhớ và tăng cường khả năng phản xạ của con. Chất xơ hòa tan còn giúp tăng cường hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh, giúp nhuận tràng, con sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Một số lưu ý quan trọng

Sau khi trẻ được bú xong, mẹ nên bế bé từ 15 đến 20 phút rồi mới được phép đặt trẻ nằm xuống. Đặc biệt với trẻ bú bình, lượng sữa nên ngập núm vú để tránh nuốt không khí vào dạ dày. Khi cho các loại thức ăn mới mẹ nên cho từ từ và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bé hấp thụ dễ dàng hơn, mẹ không ép trẻ ăn nhiều sẽ khiến cho trẻ có biểu hiện không muốn ăn và sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.

Ngoài ra, khi bé vừa nôn trớ xong, ba mẹ hãy chờ khoảng 30 phút sau hãy cho trẻ bú lại. Trong khoảng thời gian này, phụ huynh nên lau sạch khoang miệng cho con và dùng nước ấm đánh sặc lưỡi cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về triệu chứng cũng như vì sao trẻ nôn trớ. Mong rằng bài viết này đã cung cấp được một số kiến thức hữu ích cho phụ huynh, nhất là những người lần đầu làm ba mẹ.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago