Categories: Mẹ và Bé

HOẠT ĐỘNG KÍCH THÍCH PHÁT TRIỂN CHO TRẺ 6 THÁNG TUỔI

Bé 6 tháng tuổi có thể nhận biết sự vật xung quanh, cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện và giao lưu với bé, tạo cơ hội cho bé được chơi đùa, giúp các khả năng của bé không ngừng được nâng cao.

Rèn luyện khả năng ngôn ngữ: Bắt chước phát âm

Ngồi đối diện với bé, dùng giọng điệu vui vẻ phát âm lặp lại các từ như “măm măm”, “bà”, “mẹ”, “bổ”… trêu chọc để bé chú ý vào khẩu hình của bạn, mỗi lần phát âm nên dừng lại một chút, tạo cơ hội cho bé bắt chước.

Mẹ vừa hỏi bé “Bóng đâu con?”, vừa cầm quả bóng đồ chơi đặt vào tay bé, để bé được sờ nghịch. Mẹ nói với bé: “Đây là quả bóng”. Vừa nói mẹ vừa sờ, nhìn và xác nhận. Mỗi ngày dạy bé nhiều lần bài học này.

Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thời điểm từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, trong não bộ của trẻ sẽ có những chức năng đặc biệt giúp trau dồi từ vựng một cách tự nhiên.

Như vậy tuổi càng ít, khả năng của bé càng lớn. Phần lớn các bậc phụ huynh vẫn thường cho rằng trẻ nhỏ khó có thể tiếp thu được nhiều thông tin trong cùng một lúc nhưng thực chất, não của bé có thể thu nhận một khối lượng kiến thức khổng lồ.

Rèn luyện khả năng hoạt động

Lấy đồ vật nhỏ

Tiếp tục rèn cho bé lấy đổ vật nhỏ, kích thước từ to đến nhỏ, từ gần đến xa, để bé luyện cách dùng ngón cái và ngón trỏ lấy đồ.

Ném đi và lẫy lại

Đặt bé ngồi, cho bé một số đổ chơi nhỏ như miếng xếp hình, đồ chơi nhựa.

Trước tiên để hai tay bé cầm đồ chơi, sau đó tiếp tục đưa cho bé đồ chơi, bé sẽ vứt đồ chơi trong tay để cầm đồ chơi mẹ đưa.

Chọn đồ chơi

Mẹ đưa cho bé hai món đồ chơi cùng loại nhưng có hình dạng và màu sắc khác nhau, để bé chọn lựa, bước đầu xây dựng khái niệm “so sánh”, “phân loại” cho bé.

Cầm đồ chơi và đưa sang tay kia

Khi bé đang chơi đồ chơi, mẹ liên tục lấy đồ chơi hoặc đồ vật đưa cho bé.

Cha mẹ làm mẫu cầm đồ chơi này đưa cho tay kia. Khi được luyện tập nhiều lần, bé sẽ biết cầm đồ chơi và chuyển sang tay kia.

Ngồi một mình

Trên cơ sở ngồi dựa, cha mẹ hãy luyện cho bé ngồi một mình. Trước tiên, đặt gối hoặc vật mềm xung quanh bé để bé luyện ngồi. Sau khi bé ngồi vững, dần dần bỏ các thứ xung quanh ra. Luyện tập thường xuyên như vậy thì bé được 7 tháng là có thể ngồi vững.

♦ Bây giờ, bé không cẩn dựa vào vật khác mà dùng hai tay đỡ lấy cơ thể và ngồi một mình được rồi.

Bậc cha mẹ đừng bỏ lỡ những phút giây đặc biệt trong quãng thời gian tuyệt vời này trong hành trình con bạn tự học và khám phá thế giới. Đặc biệt để bé có đủ sức đề kháng cũng như phát triển thể chất ổn định đúng với giai đoạn thì mẹ đừng quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất. Với trẻ từ tháng thứ 6 trở lên, ngoài các cữ sữa trong ngày thì việc ăn dặm bằng các loại bột xen kẽ. Hiện nay trên thị trường, bột ăn dặm dành cho bé 5 tháng tuổi trở lên có dòng RiDielac của Vinamilk được đánh giá cao về chất lượng và giá thành. Mẹ hãy thử tìm hiểu xem sao nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago