Categories: Mẹ và Bé

Dị ứng sữa ở trẻ và cách xử lý

Dị ứng sữa được xếp trong nhóm dị ứng thức ăn, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới một tuổi vì giai đoạn này sữa là nguồn thực phẩm chủ yếu của trẻ.

Trẻ sinh non, phải dùng kháng sinh sớm trong vòng sáu tháng sau sinh, hoặc trong gia đình có người bị dị ứng thì dễ bị dị ứng hơn các trẻ khác. Cha mẹ cùng người chăm sóc trẻ cần nhận biết sớm các biểu hiện của dị ứng sữa để xử trí kịp thời, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

1. Dấu hiệu dị ứng sữa

Dị ứng sữa không dễ nhận biết nếu triệu chứng không biểu hiện vài phút ngay sau khi uống hoặc khi bắt đầu ăn dặm các loại bột có chứa sữa. Biểu hiện hay gặp nhất ở trẻ dị ứng sữa là nổi mề đay, ngứa, rối loạn tiêu hóa sau khi uống. Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với bệnh về da, bệnh tiêu hóa nên nhiều bậc cha mẹ không nghĩ tới nguy cơ con bị dị ứng để đi khám và vẫn tiếp tục dùng sữa nên tình trạng này không được cải thiện.

Biểu hiện dị ứng nhanh: thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như nổi mề đay, mẩn đỏ, phù nề, ói mửa, thở khò khè. Nặng hơn là sốc phản vệ toàn thân như mạch nhanh, nhẹ, tụt huyết áp, tím tái, khó thở… ở trường hợp này ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được dùng thuốc cấp cứu.

Biểu hiện dị ứng chậm: thường nhẹ hơn hoặc không rõ ràng như trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có máu), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Những triệu chứng này thường khó chẩn đoán vì rất giống với biểu hiện của nhiều bệnh khác.

2. Xử lý khi trẻ bị dị ứng

Khi bé có những dấu hiệu của dị ứng sữa, dị ứng chậm, điều đầu tiên là dừng ngay loại sữa mà bé đang uống (cả các loại sữa chua, phômai, bánh hay bột có chứa sữa…) rồi theo dõi xem có sự thay đổi không.

Và xin nhắc lại rằng sữa mẹ là nguồn sữa an toàn nhất cho trẻ dị ứng. Tuy nhiên chế độ ăn của mẹ cần loại bỏ những thực phẩm chứa sữa, do các protein trong sữa có thể đi qua sữa mẹ. Bổ sung các loại probiotic giúp tăng miễn dịch đường tiêu hóa và giúp cải thiện tình trạng dị ứng đạm sữa của trẻ.

Nếu trẻ không có sữa mẹ, có thể thay bằng các loại sữa có nguồn gốc đạm khác như sữa dê, sữa làm từ đạm đậu nành… Thời gian sử dụng các sản phẩm thay thế kéo dài từ 6 – 12 tháng, sau đó cho trẻ dùng lại sữa với lượng nhỏ tăng dần để kiểm tra sự dung nạp. Nhưng chú ý là trẻ vẫn có thể dị ứng chéo giữa đạm sữa bò và đạm đậu nành, nghĩa là vẫn có thể tiếp tục dị ứng sau khi đã đổi sữa, vì vậy nếu nghi ngờ trẻ dị ứng đạm sữa, cha mẹ nên đến tư vấn bác sĩ chuyên khoa về quá trình điều chỉnh sữa cho trẻ. Chỉ trong trường hợp sốc phản vệ mới dùng thuốc giải dị ứng, giải mẫn cảm theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, do biểu hiện của dị ứng rất đa dạng, ví dụ như trong trường hợp có biểu hiện dị ứng nhanh, một số phản ứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, nên khi có biểu hiện của dị ứng, tốt nhất hãy đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xác định chính xác và xử lý nhanh chóng, đúng cách, tránh các hậu quả không đáng có.

3. Phòng ngừa dị ứng sữa

Mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến sáu tháng tuổi và cố gắng không bỏ bú mẹ trước sáu tháng tuổi sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ dị ứng đạm sữa nói riêng, các bệnh liên quan đến dị ứng như hen, chàm… nói chung. Không cho trẻ ăn phômai, uống sữa tươi trước 12 tháng tuổi.

Những người chăm sóc trẻ phải biết trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào để phòng tránh. Cha mẹ trẻ phải ghi rõ tiền sử dị ứng của trẻ trong hồ sơ liên quan, luôn kiểm tra kỹ thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi cho trẻ sử dụng và chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết.

Dị ứng sữa ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và cũng có rất nhiều quan niệm sai lầm như: tránh dùng sữa trong thai kỳ và ở trẻ nhỏ để giảm dị ứng thức ăn, hoặc trẻ nhũ nhi dị ứng sữa phải được nuôi hoàn toàn bằng công thức đậu nành, thủy phân hoàn toàn…

4. Sữa mẹ giảm tới 50% dị ứng

Theo GS Larry, với tiền sử bố mẹ bị dị ứng, cách tốt nhất là nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn tới 6 tháng. Sữa mẹ sẽ giúp giảm được nguy cơ trẻ dị ứng sữa bò từ 30 -50%. Trong trường hợp trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và bị dị ứng sữa bò thì cố gắng sử dụng sữa bò có công thức thủy phân hoặc sữa có protein đậu nành tinh chế.

Bên cạnh đó, các dòng sữa của Vinamilk như sữa Dielac Pedia là một trong những dòng sữa tốt nhất và hoàn toàn có thể giúp trẻ tránh được các loại dị ứng sữa thường gặp.

Trường hợp dị ứng sữa bột công thức được cho là bình thường tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu tâm để tránh bé bị suy dinh dưỡng và có thể bị các bệnh nguy hiểm khác.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago