Ăn dặm là giai đoạn có nhiều thử thách đối với cả mẹ và bé. Trong khi mẹ cố gắng tìm hiểu cách thức ăn dặm tốt nhất cho con nhỏ, thì con cũng phải đối mặt với muôn vàn phiền phức, điển hình nhất là chứng táo bón.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bà mẹ cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ vượt qua nỗi khó chịu này.
Tuy nhiên, việc táo bón ở trẻ có thể kéo dài với thời gian trong vài ngày hoặc vài tuần, tình trạng được gọi là táo bón cấp tính rất nghiêm trọng, hoặc cũng có những trẻ có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng.
Bố mẹ cần chú ý một số vấn đề trong chế độ dinh dưỡng sau để hạn chế khả năng gây táo bón, cho con luôn vui khỏe nhé:
– Đầu tiên hãy tập cho bé ăn dặm bằng bột yến mạch hay bột ngũ cốc tổng hợp, bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa: bơ, khoai lang trước khi cho bé ăn những loại củ, quả khác.
– Bổ sung thêm loại trà dành riêng cho trẻ nhỏ vào thực đơn hằng ngày, nên pha loãng với nước sôi để nguội rồi cho vào bình cho con bú hoặc cho uống bằng thìa nhỏ để bổ sung vừa đủ lượng nước hàng ngày cho bé, trà cốt tử được làm từ các loại hoa quả nên còn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé và giúp cân bằng đường ruột và hệ tiêu hóa non yếu của bé.
– Pha loãng nước ép hoa quả với nước lọc: lê, đào, mận,…cho bé uống, có tác dụng kích thích, giúp bé đi tiêu đều đặn và đúng giờ, tránh hiện tượng táo bón.
– Rau, quả nên nghiền thật nhỏ và trộn chung với cháo, bột ăn dặm hằng ngàycủa bé.
– Kết hợp thực đơn ăn dặm và bổ sung sữa mẹ hàng ngày cho bé tới khi con được là 24 tháng tuổi, không cai sữa con quá sớm sẽ tốt hơn cho con.
– Một số thực phẩm nếu bổ sung nhiều quá mức có thể khiến con bị táo bón: bột gạo ăn dặm, chuối chưa chín, khoai tây, bánh mỳ tươi, mỳ sợi dầm nhuyễn, thậm chí cả sữa chua và phô mai,…
Táo bón là một trong những vấn đề hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới bước đầu tập ăn dặm. Các mẹ nên tìm hiểu kỹ những ưu nhược điểm của từng cách thức ăn dặm, để từ đó chọn lựa được phương pháp thích hợp với nhu cầu tiêu hóa bé.
Mẹ cũng nên cân bằng dinh dưỡng cho con, tránh tình trạng bé phải dung nạp quá nhiều hàm lượng chất đạm, thiếu chất xơ, dẫn đến táo bón. Táo bón lâu ngày sẽ sinh biến chứng nguy hiểm và gây hại cho sức khỏe của bé.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý đưa trẻ tới bệnh viện khám ngay khi trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng sau:
Tóm lại, bố mẹ cần lưu ý cách chế biến một số loại thực phẩm hằng ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con, đồng thời không biến thực đơn ăn dặm hàng ngày trở thành thủ phạm khiến con bị táo bón thường xuyên.
Ngoài thực đơn dinh dưỡng hợp lý, mẹ nên cho trẻ uống bổ sung sữa nhưng phải chọn thương hiệu sữa uy tín như Vinamilk để bé được bổ sung đủ chất hơn.
Chúc các bố mẹ thành công nhé.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…