Sữa công thức không giống với sữa mẹ, chúng cần phải được bảo quản và pha một cách tỉ mỉ và cẩn trọng.
Không giống như sữa mẹ luôn ở nhiệt độ thích hợp, “ấm nóng” và có thể lập tức bú ngay. Sữa công thức khiến mẹ phải tốn thời gian hơn do phải lấy lượng nước có nhiệt độ thích hợp, sau đó lại phải lấy một lượng sữa theo tỷ lệ nhà sản xuất đưa ra để có thể pha ra một bình sữa vẫn còn giữ nguyên lượng chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, việc bảo quản sữa công thức cũng hạn chế hơn cả, tốt nhất sau khi pha và kiểm tra nhiệt độ thì nên cho con bú ngay. Việc dùng bình ủ / giữ nhiệt chỉ trong trường hợp hạn hữu khi cả nhà có việc phải đi ra ngoài.
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị sữa công thức sau khi pha có hạn sử dụng tối đa 2 giờ đồng hồ, sử dụng tốt nhất vẫn là trong vòng 1 giờ. Đối với bé trên 6 tháng và dưới 1 tuổi, thời gian giữa mỗi cử “ăn” sữa của con là từ 2 tới 4 tiếng, tới khi đó, sữa đã pha sẵn cho vào bình ủ / giữ nhiệt sẽ bị nhiễm khuẩn, không còn tốt cho con mà đôi khi còn khiến con bị đau bụng, đi ngoài.
Khi bé bú đêm, mẹ mệt mỏi khi phải ngồi dậy pha từng bình rồi canh theo đúng tỷ lệ. Bạn có thể đun nước nóng sẵn và đong lượng sữa đúng tỷ lệ cho vào từng bình riêng ( cách này bạn phải mua nhiều bình) sau đó mỗi lần cho con ăn chỉ cần cho nước vào bình pha sữa là có ngay một bình sữa ngon lành cho bé. Cách 2 là bạn có thể chọn mua loại sữa bột pha sẵn của cùng nhãn hiệu và dòng sữa bé đang dùng, cho con bú đêm hay đi chơi xa đều rất tiện dụng, không phải lỉnh kỉnh xách theo đồ pha sữa cho bé.
Đối với lượng sữa thừa của bé bú, mẹ hoặc người thân có thể uống hết dùm bé, tuyệt đối không nên tiếp tục bỏ vào tủ lạnh để dành cho cử sau vì trong lượng sữa thừa đó đã có nước bọt của bé, vi khuẩn có thể từ đó sinh sôi. Đó cũng là lý do mẹ cần theo dõi kỹ lượng sữa bé cần trong từng giai đoạn để tránh pha dư.
Nguyên nhân không cho trẻ dùng lại lượng sữa để thừa sau 2 giờ để trẻ tránh nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono loại khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não, rất nguy hiểm.
Ở mỗi loại sữa sẽ có những cách pha sữa khác nhau, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên vỏ hộp sữa. Chú ý nhiệt độ nước pha sữa đúng, ở một số loại sữa chỉ có thể hoà tan hết với nhiệt độ trên 70 độ C nhưng cũng có nhiều loai sữa chỉ có thể giữ được các dưỡng chất và vitamin khi được pha ở nhiệt độ 50 độ C.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu pha sữa bột bằng nước nóng ở nhiệt độ từ 60-80 độ C thì một số thành phần dinh dưỡng trong sữa bị biến chất. Thành phần dinh dưỡng của sữa bột chủ yếu là tinh bột lúa mì, mỡ, protein, đường nho… nếu pha sữa bằng nước sôi ở nhiệt độ cao các thành phần dinh dưỡng của sữa dễ bị phân giải.
Sữa bột đã pha có thể bảo quản bằng cách cho ngay vào tủ lạnh sau khi pha để tránh nhiễm khuẩn, không nên bảo quản lại sữa thừa mà bé bú còn dư. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển trong nhiệt độ của tủ lạnh nhưng chậm hơn so với nhiệt độ phòng, bảo quản được lâu hơn, tối đa 24 giờ. Nếu không nhớ ra là bình sữa đó được pha vào lúc nào thì mẹ nên đổ ngay, sức khỏe của con quan trọng hơn việc tiết kiệm một bình sữa, mẹ nhé!
Mẹ nên pha sữa đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo quản và cho con dùng sữa trong thời gian quy định để con có thể hấp thụ được những dưỡng chất tốt nhất.
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…