Categories: Mẹ và Bé

Chế độ uống sữa và các mốc phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Con bú mẹ đều đặn vẫn tăng cân và chiều cao bình thường nhưng mẹ lo lắng không biết là con có phát triển đúng với tiêu chuẩn và như những đứa trẻ khác hay không?!

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nhận diện được những dấu hiệu phát triển ở trẻ.

1. Kỹ năng vận động

Trong giai đoạn này con đã có thể tự ngồi dậy, lúc đầu sẽ là ngồi nhưng vẫn chống tay để đỡ nhưng qua thời gian bé sẽ tự học được cách ngồi mà không cần tay đỡ. Bé 6 tháng tuổi có thể lật từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Một số trẻ sẽ bắt đầu tập trườn bằng cách lấy bụng dựa vào sàn nhà và dùng lực đẩy cơ thể tiến về phía trước.

2. Giấc ngủ của trẻ

Bé sẽ ngủ từ 6-8 tiếng, tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ rất khó chìm vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ. Một gợi ý cho mẹ là nên đưa bé vào cũi khi bé còn tỉnh táo. Nếu em bé khó, hãy đợi một khoảng thời gian tương đối dài, sau đó hãy vào dỗ bé. Phương pháp này có tác dụng với một số bé. Bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm các phương pháp mà bạn cho là sẽ phù hợp và tốt nhất cho cả bạn và bé.

Thời điểm này bé đã có thể tự lật, do đó bạn không nên quá lo lắng khi thấy con nằm ngửa khi ngủ nhưng lại nằm sấp khi tỉnh dậy. Nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh 6 tháng thấp hơn so với những tháng đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên, bạn nên bỏ tất cả các thú nhồi bông, gối, vật cản cũi và các vật mềm khác ra khỏi giường cũi của bé.

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Kể từ tháng thứ 6, mẹ được khuyến khích là nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Khởi đầu bằng các dạng bột lỏng sau đó tăng độ đặc dần lên. Bạn có thể cho bé ăn bằng ngũ cốc tăng cường chất sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột. Khi bé đã ăn được thức ăn đặc rồi, hãy cho con ăn một số loại trái cây nghiền nhuyễn.  Mỗi khi bạn cho bé ăn thứ gì mới, hãy đợi một vài ngày để đảm bảo bé không bị dị ứng.

Trẻ em rất nhạy cảm với sự thay đổi, nếu em bé có vẻ không thích thức ăn mới, chờ đợi một vài ngày và sau đó thử lại lần nữa. Thay đổi loại thực phẩm mới, lạ nên quan sát và theo dõi bất kỳ phản ứng nào của cơ thể trẻ đối với thức ăn như phát ban, tiêu chảy và ói mửa. Đối với mật ong, mẹ chỉ nên cho bé ăn khi con đạt 1 tuổi trở lên vì trong mật ong có thể có vi khuẩn gây ngộ độc. Bạn cũng không nên cho trẻ uống sữa bò ( sữa tươi) hoặc các chế phẩm từ sữa cho đến khi ít nhất 1 năm tuổi.

4. Bé bắt đầu tập nói cười

Trẻ từ 0-6 tháng tuổi đã biết cười, nhưng đây chỉ là phản xạ tự nhiên. Từ 6 tháng tuổi, con đã biết cười mỉm, cười lớn khi bố mẹ trêu đùa và bập bẹ nói mama, baba. Để giúp con học được ngôn ngữ và biết được nhiều từ hơn, hãy đọc truyện cho bé mỗi đêm. Theo một số nghiên cứu, trẻ được đọc truyện từ nhỏ sẽ phát triển trí não tốt hơn.

Em bé ở tuổi này bắt đầu nhận ra người và những đồ vật xung quanh. Em bé sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái với sự xuất hiện quen thuộc của mẹ, bố, bà ngoại, ông nội, cũng như một vài đồ chơi yêu thích của bé. Bạn có thể thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự sợ hãi khi bé gặp người lạ hoặc trong những tình huống mới.

Mọi sự thay đổi của con, từng bước con phát triển đều khiến ba mẹ cảm thấy hạnh phúc, bạn có thể lưu giữ những khoảnh khắc đầu tiên của bé bằng việc quay video lại. Đây sẽ là món quà vô cùng tuyệt vời khi con lớn.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

7 months ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

7 months ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

7 months ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago