Categories: Mẹ và Bé

Chăm sóc đường ruột đúng cách giúp tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột nhất. Để giúp trẻ không mắc bệnh và tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất thì cha mẹ cần có cách chăm sóc và theo dõi tình trạng đường ruột của trẻ đúng cách cũng như có phương pháp điều trị khi trẻ bị bệnh đường ruột.

1. Chăm sóc và theo dõi tình trạng đường ruột của trẻ đúng cách

Đường ruột là đồng hồ đo sức khỏe của cơ thể người, những thay đổi về tình cảm thì bệnh tật đều có thể dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột

Rối loạn chức năng đường ruột có thể là dấu hiệu báo trước khi trẻ ốm. Trong thời gian ốm, tình trạng đường ruột vẫn tiếp tục không ổn định, như khoảng cách giữa các lần đại tiện bị kéo dài, táo bón…

Nếu đường ruột không mạnh khỏe, toàn bộ cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bất thường, suy giảm miễn dịch.

Quan sát phân, chúng ta có thể dễ dàng suy đoán tình trạng sức khỏe của đường ruột, nếu phân của trẻ vào khuôn, trẻ đi ngoài đều đặn, chứng tỏ trẻ có một đường ruột khỏe mạnh.

Làm thế nào để biết đường ruột của trẻ có khỏe mạnh hay không?

Đường ruột là đồng hồ đo sức khỏe của cơ thể người, những thay đổi về tình cảm, bệnh tật đều có thể dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Nhiều lúc, rối loạn đường ruột chỉ là dấu hiệu ban đầu, ví dụ trước khi ho sốt, trẻ có những biểu hiện như miệng hôi, phân khô, phân thối.

Khi trẻ có các dấu hiệu rối loạn chức năng đường ruột, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của con. Trong thời gian trẻ ốm, tình trạng đường ruột vẫn tiếp tục không ổn định, như khoảng cách giữa các lần đại tiện bị kéo dài, táo bón… Lúc này, cha mẹ chỉ nên can thiệp bằng các biện pháp thích hợp, thúc đẩy chức năng đường ruột của trẻ hồi phục bình thường, có lợi cho việc hồi phục ở trẻ.

Đường ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể người. Ngoài các chức năng như tiêu hóa, hấp thu, bài tiết ra, nó còn kiêm nhiệm cả trọng trách hoàn thiện khả năng miễn dịch trong cơ thể người. Một đường ruột mạnh khỏe không chỉ có lợi cho riêng đường ruột mà còn có lợi cho cả cơ thể. Ngược lại, nếu đường ruột không đủ khỏe mạnh, toàn bộ cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bất thường, suy giảm miễn dịch.

Trong đường ruột của một người bình thường có “vi khuẩn có lợi” và “vi khuẩn có hại”, sự cân bằng của hai loại vi khuẩn này mới tạo nên một hệ đường ruột mạnh khỏe. Khi hệ vi sinh vật đường ruột bị phá hoại, chức năng đường ruột hoạt động thất thường, phân xuất hiện tình trạng bất thường như tiêu chảy hay táo bón. Vì vậy, quan sát phân, chúng ta có thể dễ dàng suy đoán tình trạng sức khỏe của đường ruột, nếu phân của trẻ vào khuôn, trẻ đi ngoài đều đặn, chứng tỏ trẻ có một đường ruột khỏe mạnh.

Làm thế nào để duy trì chức năng của đường ruột?

. Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng;

. Không ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh, nghiêm cấm ăn uống quá độ;

. Ngủ đủ, ngũ sâu giấc có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch của trẻ;

. Hoạt động và nghỉ ngơi điều độ. Đường ruột của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nên càng cần duy trì thói quen hoạt động nghi ngơi theo quy luật tự nhiên;

. Môi trường sống ít vi khuẩn chứ không phải là môi trường vô khuẩn. Một số ít vi khuẩn thâm nhập vào đường ruột sẽ rất có ích cho việc xây dựng và hoàn thiện chức năng miễn dịch của đường ruột sau này.

Xem ngay: Sữa Optimum Gold – Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ tối ưu tại link https://goo.gl/4RX45j

Danh sách đen trong sinh hoạt gia đình

Các thành phần khử trùng trong thuốc khử trùng thường gặp mà cha mẹ cần để tránh xa bé.

Peroxide: Hydrogen peroxide, acid peracetic, chlorine dioxide, ozone..

Thuốc khử trùng clo: Natri hypochlorite (chất khử trùng Javel), bột tẩy trắng, canxi hypochlorite…

Thuốc khử trùng aldehyde: Formaldehyde, glutaraldehyde…

Thuốc khử trùng cồn: Ethanol (cồn), isopropanol…

Thuốc khử trùng Phenolic: phenol, cresol, phenol halogen hóa…

Thuốc khử trùng Iodine (chứa i-ốt): Iodine tineture, Iodophor…

2. Làm thế nào khi trẻ bị rối loạn chức năng đường ruột?

Tuy hệ miễn dịch của trẻ chưa thật hoàn thiện, nhưng cũng đủ mạnh mẽ, chỉ là đã bị suy yếu vì hàng loạt những nguyên nhân mà thôi, vì thế khi dạ dày và ruột của trẻ có những biểu hiện bất thường, các cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để cải thiện tình trạng không ổn định này, giúp dạ dày và ruột của trẻ khôi phục lại trạng thái bình thường.

Cố gắng giảm thiểu các nguy cơ phá hủy vi khuẩn đường ruột

Đầu tiên phải cải thiện thói quen lạm dụng thuốc khử trùng và khử trùng môi trường. Một mặt, sự tồn tại của một lượng nhỏ vi khuẩn trong môi trường sống có lợi cho việc xây dựng chức năng miễn dịch đường ruột ở trẻ; mặt khác, quan trọng hơn là để tránh tình trạng, vì trẻ ăn các thực phẩm được khử trùng trong một thời gian dài mà phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch.

Ngoài việc làm suy giảm sức miễn dịch ở đường ruột, quá lạm dụng thuốc khử trùng còn có thể gây ra các loại bệnh như viêm mũi dị ứng, ho, chảy nước mũi, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng…

Bổ sung một lượng Probiotic thích hợp

Khi đường ruột có vấn đề, nếu lời khuyên giảm thiểu các nguy cơ phá hủy vi khuẩn đường ruột trên đây là để “trị gốc”, thì việc can thiệp bằng bổ sung Probiotic để trả lại cho đường ruột trạng thái khỏe mạnh chỉ là cách “trị ngọn” bất đắc dĩ mà thôi.

Probiotic được “ủ” bằng phương pháp nhân tạo bên ngoài cơ thể người, cố gắng mô phỏng những “vi khuẩn có lợi” trong đường ruột khỏe mạnh, bổ sung những vi khuẩn có lợi bị thiếu trong đường ruột. Chú ý lựa chọn chế phẩm Probiotic theo lời khuyên của bác sĩ.

Căn cứ theo hoạt tính, Probiotic chia thành vi khuẩn sống và vi khuẩn chết, tác dụng của vi khuẩn chết không rõ ràng như vi khuẩn sống. Thông thường, các loại vi khuẩn sống đều cần giữ lạnh để duy trì hoạt tính của sinh vật, nên có những yêu cầu khắt khe trong việc bảo quản và vận chuyển, vì vậy khi đến tay người sử dụng, chất lượng đã bị hao hụt khá nhiều.

Hiện tại, trên thế giới đã sản xuất được vi khuẩn sống dạng bột sấy khô ở nhiệt độ phòng, không cần những yêu cầu nghiêm ngặt về bảo quản, ắt sẽ trở thành xu thế mới trong thị trường Probiotic tương lai.

Những điểm cần lưu ý để vi khuẩn sống đạt được hiệu quả tốt nhất:

Vi khuẩn sống không được tiếp xúc với không khí trong thời gian quá lâu. Khi sử dụng, pha loãng với dung dịch lỏng để uống chung. Ngoài ra, nhiệt độ nước để pha Probiotic cũng không được quá cao, chỉ Probiotic chia thành vi khuẩn sống và vi khuẩn chết, tác dụng của vi khuẩn chết không rõ ràng bằng tác dụng của vi khuẩn sống.

Một số vi khuẩn sống cần bảo quản lạnh, hiện nay, trên thế giới đã có vi khuẩn sống dạng bột sấy khô ở nhiệt độ phòng, không cần yêu cầu nghiêm ngặt về bảo quản, ắt sẽ trở thành xu thế mới trong thị trường Probiotic tương lai.

Sự khác nhau của vi khuẩn sống và vi khuẩn chết

Vi khuẩn sống

Vi khuẩn sống không được tiếp xúc quá lâu với không khí, khi sử dụng phải pha lẫn với dung dịch lỏng để uống chung.

Vi khuẩn sống cho hiệu quả rõ rệt và kéo dài sau khi dùng, dù chỉ dùng một lần nhưng hiệu quả kéo dài khá lâu.

Vi khuẩn chết

Nhiệt độ nước để pha Probiotic chỉ từ 40°C trở xuống mới có thể giữ được nhiều nhất những hoạt tính sinh vật của vi khuẩn sống.

Tác dụng của vi khuẩn chết hữu hạn hơn, và chỉ có tác dụng tại thời điểm sử dụng, dùng một lần thì chỉ thấy hiệu quả ngay lúc đó, chứ không có hiệu quả về lâu dài từ 40°C trở xuống mới có thể giữ được nhiều nhất những hoạt tính sinh vật của vi khuẩn sống. Chú ý là, nếu cần phải dùng kháng sinh để trị bệnh thì phải chờ sau ít nhất hai tiếng mới được uống Probiotic.

Làm thế nào để phân biệt vi khuẩn sống và vi khuẩn chết?

Ngoài việc đọc kỹ những thông tin trong phần hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm, chúng ta có thể căn cứ vào kinh nghiệm sử dụng thực tế để nhận định, vi khuẩn sống cho hiệu quả tốt hơn và có tác dụng lâu dài, dù chỉ dùng mấy ngày, nhưng hiệu quả sẽ kéo dài một thời gian sau đó. Đem ra so sánh, tác dụng của vi khuẩn chết rất hữu hạn, sau khi uống xong chỉ có tác dụng ngay lập tức, mà không có ảnh hưởng về lâu dài.

3. Cách sử dụng Probiotic khi bị bệnh đường ruột

Probiotic là một sản phẩm được sản xuất mô phỏng theo hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột của trẻ bú mẹ nên bao gồm Bifidobacterium và Lactobacillus.

Chủng Probiotic (vi khuẩn có ích) lấy từ trong phân của trẻ bú sữa mẹ khỏe mạnh, thông qua quá trình ấp công nghiệp, có thể có những biến dị, vì vậy mỗi loại Probiotic sản xuất công nghiệp hóa lại có một tên gọi như Bifidobacterium BB12, Lactobacillus rhamnosus GG. Các chế phẩm của Probiotic phải có các hoạt khuẩn.

Các loại vi khuẩn và các loại men không sản xuất mô phỏng theo hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột của trẻ bú mẹ cũng có những ích lợi nhất định với sức khỏe đường ruột của trẻ, nhưng tác dụng tương đối hạn chế, như hỗ trợ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh và chỉ được gọi là các sản phẩm vi sinh.

Các sản phẩm vi sinh và Probiotic cũng có những điểm khác nhau. Probiotic không chỉ có lợi với việc hấp thu tiêu hóa của đường ruột, mà còn thông qua việc kích thích tế bào miễn dịch trong đường ruột để kích thích hệ miễn dịch toàn thân.

Vì trên niêm mạc đường ruột tồn tại tế bào miễn dịch, vật kích hoạt của những tế bào này là hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, bao gồm Bifidobacterium và Lactobacillus… Vì vậy, ngoài tiền đề điều chỉnh chức năng đường ruột, Probiotic thực sự còn thông qua việc kích thích tế bào miễn dịch trong đường ruột, điều tiết miễn dịch toàn thân.

Điều này cũng lý giải nguyên nhân tại sao ngụm sữa đầu tiên trong đời trẻ nên là sữa mẹ. Vì cho trẻ bú sữa mẹ là một quá trình chuyển giao vi khuẩn, có lợi cho việc xây dựng hệ vi sinh vật đường ruột.

Trong thời kỳ tiêu chảy hồi phục, phân trẻ không thể ngay lập tức trở lại bình thường, nên vẫn có hiện tượng phân sống kéo dài vài ngày. Vì vậy, Probiotic có thể phát huy tác dụng rất tốt.

Thông qua việc điều tiết hệ vi sinh vật đường ruột, Probiotic không những có thể bảo vệ niêm mạc đường ruột, mà còn có thể bài trừ những vi khuẩn có hại, trợ giúp cho việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Vì thế, các cha mẹ nên tiếp tục cho con dùng Probiotic trong 1-2 tuần sau tiêu chảy.

Sự khác biệt giữa Probiotic và các chế phẩm Probiotic

“Probiotic” là những hoạt khuẩn có thể thông qua việc điều tiết hệ vi sinh vật đường ruột cải thiện sức khỏe con người, cũng có thể định nghĩa là những hoạt khuẩn chỉ có lợi mà không có hại đối với cơ thể người.

“Chế phẩm Probiotic” là những sản phẩm có chứa Probiotic, và có thêm các thành phần khác. Vì thế, để đánh giá có thể dùng các chế phẩm Probiotic lâu dài hay không, ngoài việc xem xét bản thân Probiotic, còn phải xem xét các thành phần phụ gia khác. Hiện tại, không có loại chế phẩm Probiotic nào ghi rõ có thể sử dụng lâu dài.

Probiotic và sữa chua

Trẻ sáu tháng rưỡi bú mẹ đi ngoài khó khăn, phân khô cứng. Cha mẹ cho con ăn sữa chua, mục đích là bổ sung Probiotic cho con. Trong suy nghĩ của cha mẹ, sữa chua là thực phẩm, ít nhất cũng an toàn hơn dùng thuốc.

Kết quả là sau hai lần cho ăn, bé bắt đầu quấy khóc, tiêu chảy, trong phân có tia máu, chàm càng nặng – hiện tượng dị ứng protein sữa bò điển hình. Trẻ dưới một tuổi không nên sử dụng sữa tươi và các chế phẩm từ sữa tươi. Sữa chua cũng là một trong những chế phẩm từ sữa tươi.

Nếu như trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị táo bón, có thể dùng Probiotic. Đối với trẻ dưới một tuổi hoặc trẻ có tiền sử dị ứng với protein trong sữa bò, khi sử dụng các chế phẩm Probiotic, phải chú ý xem trong chế phẩm có chứa sữa bò không, càng không nên lựa chọn những chế phẩm từ sữa như sữa chua…

Cùng với việc sử dụng Probiotic, bổ sung thêm Prebiotic (ví dụ dung dịch uống Lactulose) hiệu quả sẽ càng rõ ràng. Nếu chỉ uống nhiều nước để giải quyết vấn đề táo bón thì không thể có hiệu quả. Trong lúc điều trị, phải tìm ra nguyên nhân gây ra táo bón.

Xem ngay: Bé bị táo bón phải làm sao? Thực phẩm giúp trẻ hết táo bón hiệu quả tại link https://goo.gl/ddjRnk

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng Probiotic

Probiotic có thể cải thiện hệ sinh vật đường ruột, cải thiện chức năng đường ruột, thích hợp dùng khi rối loạn chức năng đường ruột bao gồm tiêu chảy, tiêu hóa kém, sử dụng thuốc kháng sinh.

Probiotic có thể chống lại các vi khuẩn có hại, thích hợp sử dụng với các trường hợp nhiễm khuẩn dạ dày và ruột do vi khuẩn và virus; Probiotic có thể kích thích tế bào miễn dịch trong đường ruột, cải thiện hệ miễn dịch đường ruột và toàn thân, thích hợp với các bệnh rối loạn miễn dịch như dị ứng…

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng Probiotic:

1. Lựa chọn những chế phẩm dạng bột khô.

2. Chế phẩm không chứa các thành phần như sữa, đường, gluten…

3. Chia gói theo lượng sử dụng, mỗi lần dùng một gói.

4. Nước pha không quá 40°c.

5. Uống cách kháng sinh và các loại thuốc khác ít nhất hai tiếng.

6. Pha xong uống ngay, giảm thiểu thời gian Probiotic tiếp xúc với không khí.

Đường ruột có những chức năng quan trọng đối với cơ thể con người. Bảo vệ đường ruột và phòng bệnh đúng cách sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ cũng như tăng cường hệ miễn dịch tối ưu, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Để bé luôn có sức khỏe tốt cũng như có được nguồn dinh dưỡng dồi dảo cung cấp cho quá trình phát triển của trẻ thì mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại sữa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ hiệu quả.

Optimum Gold của Vinamilk với hàm lượng đạm Whey giàu Alpha-lactalbumin trong thành phần dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cũng như tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất một cách tốt nhất để trẻ có sự phát triển toàn diện không chỉ về thể chất mà còn là trí não.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của mẹ bầu

Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…

1 year ago

Bầu tháng cuối nên ăn gì để mẹ có thể “vượt cạn” dễ dàng

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…

1 year ago

Lựa chọn tã đêm cho bé – Yếu tố giúp trẻ ngủ ngon

Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…

1 year ago

Bầu 4 tháng hay bị gò bụng có đáng lo?

Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…

4 years ago

Mẹ bầu có được uống thuốc nam không?

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…

4 years ago