Đứa trẻ nào cũng khó tránh khỏi tình trạng ọc sữa khi còn trong giai đoạn sơ sinh. Mỗi khi thấy con mình ọc sữa, quấy khóc, ba mẹ không khỏi xót xa. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Câu hỏi này là điều mà hầu hết bà mẹ nào cũng quan tâm và muốn tìm ra nguyên nhân. Nếu ọc sữa kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, dạ dày của trẻ, chưa kể trẻ có nguy cơ chậm tăng cân, còi xương do không dung nạp đủ dinh dưỡng hàng ngày.
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ thường bị ọc sữa là do hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, trẻ dễ nuốt hơi vào dạ dày khiến dạ dày đầy hơi, bé nhanh no và bị ọc sữa khi nằm nghiêng. Một phần cũng xuất phát từ sự thiếu kiến thức của ba mẹ trong cách chăm sóc trẻ.
Khi bị ọc sữa, cơ thể trẻ dường như chưa kịp dung nạp lượng chất dinh dưỡng đã bị ọc ra ngoài. Nhiều ba mẹ lo lắng nên đã cố ép trẻ bú lại ngay để bù cho lượng dinh dưỡng bị mất. Nhưng thực chất đây là một hành động sai lầm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì khi trẻ bị ọc sữa, ngay lúc này mẹ nên lau sạch khoang miệng cho trẻ và cho trẻ uống một ít nước để làm sạch miệng. Trong một số trường hợp, mẹ cần mút sạch sữa khỏi mũi trẻ để tránh sữa tràn vào phổi gây viêm phổi hoặc viêm tai giữa.
Mẹ cần lưu ý, nên cho trẻ nghỉ ngơi vì khi ọc sữa, trẻ rất mệt, khó thở, hệ tiêu hóa cũng yếu. Nếu cho trẻ bú sữa tiếp con có nguy cơ bị ọc sữa hoặc cảm thấy sợ hãi. Mẹ nên cho trẻ bú sữa tiếp sau khi đã nghỉ ngơi từ 30 phút – 1 tiếng.
Nếu sau khi đã thực hiện đủ mọi cách mà hiện tượng ọc sữa ở trẻ vẫn không thuyên giảm, lúc này ba mẹ nên nghĩ đến việc đến việc đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp để tìm ra nguyên nhân.
Ngoài ra, cần theo dõi tình trạng sau khi ọc sữa ở trẻ như: ngủ li bì, khóc thét, nôn ói tiếp nhiều lần hoặc trẻ ọc sữa kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay, vì đây có thể là tình trạng bệnh lý chứ không phải sinh lý thông thường. Đồng thời cũng cần theo dõi để tránh trường hợp trẻ bị thiếu canxi hoặc thiếu máu. Khi trẻ thiếu canxi, con sẽ thường vặn người ọc sữa khá nhiều.
Mẹ cũng lưu ý, để tránh cho bé bị ọc sữa, mẹ nên cho trẻ bú từ từ, đừng thúc ép con bú thêm khi trẻ có biểu hiện no. Sau khi bú, hãy bế bé đứng chựng từ 15 – 20 phút, đồng thời dùng tay vỗ nhẹ lưng, giúp con ợ hơi và tránh được hiện tượng nôn trớ.
Hi vọng trên đây sẽ là những chia sẻ bổ ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc trẻ hay bị ọc sữa. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác giúp trị ọc sữa hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…