Bổ sung dinh dưỡng để phát triển chiều cao cho bé là vấn đề băn khoăn của các bậc ông bố bà mẹ hiện nay. Hiểu được tâm trạng này, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến thực phẩm phát triển chiều cao để cha mẹ có thể chăm sóc con được tốt hơn.
Bột mì và các loại ngũ cốc như mì sợi và gạo là những nguồn thực phẩm giàu carbohydrate, canxi có thể chế biến rất nhanh và có lợi hệ xương và răng của bé, giúp bé phát triển chiều cao hiệu quả. Các loại đậu cần được chế biến kỹ hơn nhưng cũng cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và mang tính kinh tế.
– Các dạng bột mì: bột chưa rây, bột mì trắng…
– Các loại đậu và đậu có hạt: đậu đỏ, đậu Hà lan, đậu tây…
– Trái cây sấy khô: quả mơ, mãng cầu, đào, táo, nho, dứa…
– Gạo: bột gạo
– Sản phẩm từ bột mì: mì ống, mì sợi, mì sợi Ý…
Ngũ cốc dành cho bữa điểm tâm
Chọn loại ngũ cốc ít đường như gạo, yến mạch, bột mì. Tránh sử dụng loại có nhiều cám gạo, chất xơ…
– Ngũ cốc bán trên thị trường: bột bắp, gạo nở, bánh bích qui làm từ lúa mì, bánh bích qui có kẹo mạch nha. Lưu ý đến thành phần đường có trong các sản phẩm đó.
– Món điểm tâm: chế biến từ yến mạch được cán mỏng, các loại hạt được trộn lẫn với nhau, mầm lúa mì nướng, bánh mì làm từ mầm lúa mì, trái cây khô cắt nhỏ.
Trứng và các sản phẩm từ bơ sữa
– Trứng: nên dự trữ trong tủ lạnh.
– Các sản phẩm từ sữa: chọn những sản phẩm giàu chất béo và đã được tiệt trùng dành cho trẻ dưới 5 tuổi.
Pho-mát: nên dự trữ trong tủ lạnh.
Sữa: chọn loại sữa tiệt trùng, giàu chất béo như sữa dê, sữa bò…
Sữa chua: Chọn loại sữa chua giàu chất béo, như sữa chua trái cây, sữa chua kem vani…
– Bơ: Chọn loại bơ không muối hoặc ít muối, bơ thực vật chất lượng cao để phết lên bánh mì, hoặc dùng để nấu, nướng thức ăn.
Nước xốt, dầu và gia vị
Có nhiều loại nước xốt, dầu và các loại gia vị có thể dùng để chế biến nhiều món ăn với hương vị khác nhau.
– Nước xốt và các loại gia vị: bao gồm nước tương, dầu hào, nước xốt cà chua, các viên xúp gà…
– Dầu và giấm: bao gồm dầu ô-liu, dầu hướng dương, dầu thực vật, dầu mè, giấm trắng có mùi thơm để nấu hoặc trộn salad.
– Rau thơm: bao gồm húng tầy, ngò tây, rau é, các gia vị bột quế, gia vị hỗn hợp, củ gừng, ớt ít cay…
Thực phẩm đông lạnh
Nhiều loại rau quả và trái cây như đậu Hà Lan, bắp… nên được trữ đông trong vòng 2 -3 giờ đồng hồ nhằm đảm bảo chúng vẫn còn các chất dinh dưỡng. Mặt khác, rau tươi không để đông lạnh sau nhiều ngày sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng hơn rau để đông lạnh.
Thịt gà, cá, thịt heo, thịt bò muốn bảo quản cần phải để đông lạnh.
Thực phẩm đóng hộp
Các loại thực phẩm đóng hộp có chứa nhiều đường, muối cũng như nhiều chất phụ gia khác nhau. Vì thế, khi mua những nguyên liệu này để chế biến món ăn cho trẻ, bạn phải luôn đọc các thành phần bên ngoài hộp cẩn thận. Tuy nhiên cũng có những thực phẩm đóng hộp có nhiều chất dinh dưỡng, như cá ngừ, thịt, cá, các loại đậu Hà Lan, cà chua…đây cũng là những thực phẩm giúp phát triển chiều cao cho bé.
XOÀI VÀ CHUỐI
Dùng 1/4 trái xoài chín và 1/2 trái chuối chín mềm, gọt bỏ vỏ, cắt lát cho dễ nghiền. Hỗn hợp chuối, xoài nghiền nhuyễn xong nên cho trẻ dùng liền, không để quá lâu, trẻ có thể bị đau bụng.
BƠ VÀ CHUỐI HOẶC ĐU ĐỦ
Nghiền nhuyễn 1/4 trái bơ, 1/2 trái chuối chín. Cho vào 1-2 muỗng sữa mẹ hoặc sữa formula. Nếu không có chuối, bạn có thể dùng đu đủ để thay thế.
TÁO NGHIẾN VỚI BA LOẠI TRÁI CÂY KHÁC
Táo gọt bỏ vỏ; chuối chín mềm bóc vỏ; dâu và đào rửa sạch, cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
MẬN HOẶC LÊ VÀ ĐẬU HẠT
Đậu hạt gồm đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ… đem hầm chín, gạn bớt vỏ, sau đó trộn chung với mận chín hoặc lê cắt lát xay nhuyễn. Món ăn này có thể bảo quản trong tủ lạnh.
DƯA HẤU VÀ DÂU TÂY
Dùng 1/2 trái dưa hấu chín, gọt bỏ vỏ, hạt rồi cắt thành từng miếng nhỏ, trộn đều với nước ép dâu tây (khoảng 2 trái).
Nếu muốn món ăn đặc hơn, bạn có thể cho thêm vào một ít bột ăn dành cho trẻ hoặc bột ngũ cốc.
CHUỐI VÀ DÂU TÂY
Dùng một trái chuối chín mềm, cắt thành từng lát nhỏ rồi trộn đều với nước ép dâu tây (dùng khoảng 30g dâu tây).
ĐU ĐỦ VÀ THỊT GÀ
Dùng quả đu đủ chín mềm, nghiền nhuyễn với khoảng 30g thịt gà nấu chín, rút xương và đã bỏ da.
Lưu ý:
Các yếu tố dinh dưỡng
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên rằng, mỗi ngày chúng ta nên cố gắng ăn rau quả 5 lần (không kể khoai tây) để giúp bé phát triển chiều cao. Để thực hiện điều này đối với người lớn quả thật không khó, nhưng đối với trẻ em, bạn không những phải tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau củ và trái cây, mà còn phải dành nhiều thời gian chuẩn bị, chế biến món ăn gồm nhiều thành phần rau củ hợp với khẩu vị của trẻ.
Thật ra, nếu muốn cho trẻ ăn mỗi ngày năm lần rau quả cũng không khó, bạn có thể thực hiện theo cách như sau:
– Để cho trẻ khỏi “ngán” những món ăn có nhiều rau quả trong mỗi ngày, bạn có thể kết hợp với nhiều loại trái cây, hương vị cũng như cách thức chế biến, ví dụ như:
– Bữa sáng, cho trẻ ăn một ít trái cây tươi xay nhuyễn với sữa hoặc rau củ nấu chín với thịt bò, heo hay một ly nước ép trái cây pha loãng.
– Bữa trưa, cho trẻ ăn rau sống hoặc rau trộn, và một phần trái cây tươi hoặc đã nấu chín.
– Bữa tối, cho trẻ ăn một phần rau xanh và một ít trái cây tươi hoặc món tráng miệng bằng trái cây.
Thông thường trẻ không thích ăn rau xanh. Điều này có thể do trong gia đình trẻ ít ăn rau nấu chín cũng như ăn rau sống, hoặc do không tập cho trẻ thói quen ăn rau từ nhỏ. Và cho dù vì bất củ một lý do nào, thì việc trẻ không chịu ăn rau xanh là một sự tổn thất rất lớn trong khẩu phần ăn uống của trẻ và không mang lại đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ.
Đối với những trẻ này, bạn hãy tìm mọi cách đưa rau xanh vào trong món ăn của trẻ một cách khéo léo, ví dụ:
– Nếu trẻ không thích ăn rau sống nhưng vẫn thích rau đã nấu chín: bạn hãy thử cho trẻ ăn cà rốt, dưa leo hoặc tìm một món rau trộn nửa sống nửa chín để cho trẻ dùng thử.
– Xay nhuyễn rau xanh rồi trộn đều với sữa, pho-mát hoặc sữa chua để làm loãng mùi vị của chúng.
– Thử trộn rau xanh với xốt cà chua, hoặc dùng khoai lang vốn chứa nhiều beta-carotene thái nhỏ rồi nướng trong lò, sau đó nghiền nhuyễn trộn với sữa, pho-mát… rồi cho trẻ dùng.
– Nếu trẻ vẫn khăng khăng không chịu ăn rau, thì nên cho trẻ dùng nhiều trái cây cũng được, vì trái cây chứa hầu hết những vitamin có trong rau xanh.
Ngoài ra, nếu trẻ biếng ăn hoặc chán ăn rau và những thực phẩm chúng tôi vùa chia sẻ các mẹ có thể lựa chọn sữa phát triển chiều cao cho bé để bổ sung trong các bữa ăn hằng ngày mẹ nhé!
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Bổ sung dinh dưỡng để phát triển chiều cao cho bé”
Đa phần các mẹ bầu thường có xu hướng suy nghĩ từ tuần 40 trở…
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc bổ sung dinh…
Để đảm bảo giấc ngủ toàn diện cho bé yêu và tránh tình trạng mẹ…
Gò bụng là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ là bước chuẩn bị của…
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể dục…